
1. Khái niệm hợp đồng theo đơn giá cố định
Theo quy định tại Luật đấu thầu 2013 thì hợp đồng theo đơn giá cố định được hiểu như sau:
Hợp đồng theo đơn giá cố định là văn bản thỏa thuận trong đó có quy định trong trong thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng thì giữ nguyên không thay đổi đơn giá. Trên cơ sở đơn giá cố định đã được thỏa thuận, các bên tiến hành thanh toán theo số lượng và khối lượng công việc thực tế (qua biên bản nghiệm thu giữa 2 bên).
Hợp đồng theo đơn giá cố định thường được sử dụng trong các trường hợp:
+ Công trình hoặc gói thầu thực hiện các công việc mang tính chất lặp lại, có đủ các điều kiện để xác định được đơn giá cho từng công việc, từng danh mục cần thực hiện nhưng có thể không lường hết được khối lượng công việc;
+ Bên nhận thầu bắt buộc phải có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để xác định được đơn giá phù hợp và các rủi ro có thể có nếu sử dụng mức đơn giá cố định;
+ Thời gian thực hiện công việc hợp đồng dự tính dưới 12 tháng hoặc dài hơn thì thị trường có khả năng cao sẽ ổn định về giá.
Một số đặc điểm của hợp đồng theo đơn giá cố định:
+ Về việc thanh toán:
Theo quy định tại Điều 96 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì nguyên tắc thanh toán theo hợp đồng đơn giá cố định phải đảm bảo:
– Giá trị thanh toán = Đơn giá cố định x khối lượng/ số lượng công việc thực tế nhà thầu thực hiện
– Đối với công việc xây lắp:
Trường hợp 1: khối lượng công việc thực tế nhà thầu thực hiện < khối lượng công việc trong hợp đồng (dựa vào bản thiết kế đã lập). Giá trị thanh toán được tính theo công thức trên và nhà thầu chỉ được thanh toán phần công việc đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế.
Trường hợp 2: khối lượng công việc thực tế nhà thầu thực hiện > khối lượng công việc trong hợp đồng (dựa vào bản thiết kế đã lập). Giá trị thanh toán được tính theo công thức trên, phần chênh lệch nhà thầu vẫn được thanh toán với đơn giá không thay đổi đã được nêu trong hợp đồng.
– Cơ sở thanh toán được dựa vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành. Biên bản phải được chủ đầu tư, tư vấn giám sát (nếu có) và nhà thầu cùng xác nhận mới có giá trị.
+ Về hồ sơ thanh toán:
Một bộ hồ sơ để thực hiện thanh toán theo hợp đồng đơn giá cố định bao gồm những giấy tờ sau:
– Biên bản nghiệm thu khối lượng/ số lượng công việc thực tế đã thực hiện được, có xác nhận của đại diện nhà thầu, tư vấn giám sát (nếu có) và chủ đầu tư;
– Bản xác nhận về việc có sự điều chỉnh tăng hoặc giảm khối lượng công việc so với hợp đồng, có xác nhận của đại diện nhà thầu, tư vấn giám sát (nếu có) và chủ đầu tư;
– Bảng tính giá trị để đề nghị thanh toán (được dựa trên biên bản nghiệm thu) và đơn giá ghi trong hợp đồng;
– Bản đề nghị thanh toán của nhà thầu. Cần có những nội dung sau: khối lượng công việc đã hoàn thành, giá trị hoàn thành (dựa vào bảng tính giá trị), giá trị tăng hoặc giảm so với hợp đồng, giá trị đã thực hiện tạm ứng trong quá trình thực hiện, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn thanh toán;
– Đặc biệt đối với công việc mua sắm hàng hóa, tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa có thêm các giấy tờ như: hóa đơn của nhà thầu, danh mục hàng hóa đóng gói, chứng từ vận tải, đơn bảo hiểm, Giấy chứng nhận chất lượng, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, một số tài liệu, chứng từ khác liên quan.
2. Quy định về hợp đồng theo đơn giá cố định
+ Khối lượng công việc chủ yếu và tiêu chuẩn áp dụng:
Trong hợp đồng theo đơn giá cố định cần phải nêu cụ thể nội dung khối lượng công việc chủ yếu và những tiêu chuẩn áp dụng đối với tùy từng sản phẩm của hợp đồng xây dựng để tiến hành thực hiện.
+ Thời gian và tiến độ thực hiện:
Trong hợp đồng bắt buộc phải có những nội dung sau: thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành (tính đến thời điểm bàn giao xong sản phẩm của hợp đồng); tiến độ thực hiện (tổng tiến độ của dự án, tiến độ riêng của từng danh mục, từng công việc).
Nếu bên giao thầu với bên nhận thầu ký kết với nhau nhiều hợp đồng để thực hiện các công việc xây dựng thì tiến độ thực hiện giữa các hợp đồng phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án. Hai bên phải thiết lập các phụ lục phần không tách rời của hợp đồng để quy định chi tiết yêu cầu về tiến độ đối với từng hợp đồng/ từng công việc phải thực hiện.
+ Giá hợp đồng:
Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được xác định theo sự thoả thuận của bên giao thầu và bên nhận thầu và không thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng, trừ các trường hợp sau (phải có quy định trong hợp đồng ngay khi ký):
– Phát sinh điều chỉnh hoặc bổ sung khối lượng công việc so với hợp đồng:
Nếu công việc phát sinh có đơn giá trong hợp đồng thì giá trị phần thay đổi được tính theo đơn giá đó. Nếu công việc phát sinh không có đơn giá trong hợp đồng thì giá trị phần thay đổi được tính dựa vào đơn giá địa phương nơi xây dựng tại thời điểm phát sinh, nếu không có đơn giá địa phương thì hai bên thỏa thuận để xây dựng mức giá mới và chỉ được áp dụng khi có phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền. Nếu khối lượng công việc tăng hoặc giảm lớn hơn 20% so với trong hợp đồng thì hai bên sẽ thỏa thuận để xác định đơn giá mới.
– Khi Nhà nước thay đổi chính sách:
Những chính sách ảnh hưởng có sự thay đổi như: tiền lương, giá nguyên vật liệu mà nhà nước quản lý giá hay thay đổi tỷ giá hối đoái (nếu phần vốn có sử dụng ngoại tệ),…. thì có thể thay đổi đơn giá nếu có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Lý do bất khả kháng:
Các bên có thể thỏa thuận điều chỉnh lại giá trị hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. Những lý do bất khả kháng được chấp nhận: động đất, bão, lũ, sóng thần, hỏa hoạn, các loại thiên tai khác; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh; …
Đơn giá cố định được hai bên giao thầu và nhận thầu xác định ngay lúc ký hợp đồng xây dựng và là căn cứ để tính giá trị thanh toán khi công việc hoàn thành.
Công thức tính giá trị thanh toán:
Giá trị thanh toán hợp đồng = Đơn giá cố định x khối lượng/ số lượng công việc thực tế nhà thầu thực hiện.
+ Tạm ứng hợp đồng:
Việc tạm ứng được thực hiện ngay sau khi hợp đồng theo đơn giá cố định có hiệu lực theo sự thỏa thuận của các bên. Mức tạm ứng được xác định theo sự thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
+ Thanh toán hợp đồng
Hai bên có thể thực hiện thanh toán theo giai đoạn hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành hoặc thanh toán toàn bộ hợp đồng sau khi hoàn thành dựa trên đơn giá đã được xác định và khối lượng công việc thực tế thực hiện.
+ Tạm dừng, huỷ bỏ hợp đồng xây dựng:
– Đối với việc tạm dừng thực hiện hợp đồng: một bên có quyền đơn phương tạm dừng nếu bên kia có lỗi và phải báo cho bên kia biết bằng văn bản. Hai bên sẽ bàn bạc để đưa ra cách giải quyết nhằm mục đích tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký kết. Mọi hệ quả phát sinh do tạm dừng hợp đồng do các bên thỏa thuận với nhau.
– Đối với việc hủy bỏ hợp đồng: các bên đều có quyền hủy bỏ hợp đồng theo những quy định trong hợp đồng và phải thông báo trước cho bên kia.
Mọi trường hợp phát sinh mà không thể thỏa thuận được, hai bên có thể giải quyết bằng hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án.
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng:
Là cơ sở để giải quyết những bất đồng hay khi có tranh chấp; cũng như là những quy định ràng buộc trong quá trình thực hiện hợp đồng nên các bên tham gia hợp đồng cần phải quy định cụ thể và rõ ràng.
+ Hiệu lực của hợp đồng:
Như các loại hợp đồng khác, hiệu lực của hợp đồng theo đơn giá cố định được hai bên thỏa thuận và quy định trong hợp đồng.
3. Những câu hỏi thường gặp.
Hợp đồng đơn giá là gì?
Theo khoản 2, 3 Điều 62 Luật Đấu thầu 2013 quy định về loại hợp đồng trong đó có hợp đồng đơn giá cố định và hợp đồng đơn giá điều chỉnh.
- Hợp đồng theo đơn giá cố định:
Hợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.
Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng.
- Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:
Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là hợp đồng có đơn giá có thể được điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.
Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá ghi trong hợp đồng hoặc đơn giá đã được điều chỉnh.
Gói thầu được áp dụng hợp đồng đơn giá?
Theo điểm b, c khoản 5 Điều 15 Nghị định 37/2015/NĐ-CP (được hướng dẫn bởi Điều 10 Thông tư 08/2016/TT-BXD) quy định về Giá hợp đồng xây dựng và điều kiện áp dụng
- Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định:
+ Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng, nhưng chưa xác định được chính xác khối lượng công việc.
+ Khi đó, đơn giá cho các công việc theo hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình.
+ Giá gói thầu, giá hợp đồng các bên phải dự tính trước chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá và khối lượng.
- Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:
+ Được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng các bên tham gia hợp đồng chưa đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng, đơn giá và các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng.
+ Khi đó, giá gói thầu, giá hợp đồng các bên phải dự tính trước chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá và khối lượng.
Như vậy, hợp đồng đơn giá sẽ được áp dụng khi các bên thỏa thuận giao kết hợp đồng để tránh bị trượt giá hoặc tăng giá trong thời gian thi công.
Điều kiện áp dụng hợp đồng theo đơn giá cố định?
Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng, nhưng chưa xác định được chính xác khối lượng công việc. Khi đó, đơn giá cho các công việc theo hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình. Khi đó, giá gói thầu, giá hợp đồng các bên phải dự tính trước chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá và khối lượng.
Hay nói cách khác, hợp đồng trọn gói được áp dụng trong trường hợp gói thầu đã xác định được rõ ràng và chi tiết về khối lượng công việc được thực hiện và đơn giá thực hiện, thường được áp dụng với các gói thầu có thời gian thực hiện ngắn, giá thanh toán sẽ được thanh toán đúng theo giá đã ghi trong hợp đồng. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, việc thực hiện được áp dụng khi gói thầu chưa được xác định rõ ràng và chi tiết về khối lượng công việc được thực hiện, giá thanh toán sẽ được tính theo đơn giá đã ghi trong hợp đồng nhân cho khối lượng nghiệm thu thực tế.
Hợp đồng đơn giá cố định áp dụng cho những gói thầu nào?
Hợp đồng theo đơn giá cố định thường sẽ được sử dụng trong các gói thầu khó xác định về khối lượng trước khi ký hợp đồng. Bởi lẽ trong công trình xây dựng sẽ có các vật liệu khó xác định khối lượng trước như ép cọc, đóng cọc, cọc khoan nhồi,... Do đó, phương thức thanh toán phải dựa vào khối lượng thực tế đã được nghiệm thu và đơn giá cố định đã được xác định từ trước. Với loại hợp đồng này, thường sẽ được áp dụng với những gói thầu dưới 12 tháng trong điều kiện thị trường tương đối ổn định.
Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Hợp đồng đơn giá cố định mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:
Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận