Quy định về hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp - Các hình thức, đặc điểm và mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp - Cập nhật 2023

Thế nào là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp? Những nội dung chủ yếu của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp? Các hình thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp? Cùng ACC tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp-01
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

1.Khái niệm hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu của quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu đó cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp thường phải được thực hiện theo hình thức hợp đồng bằng văn bản. Nói cách khác, bên chuyển nhượng và bên chuyển nhượng phải thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.

Theo đó hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối với đối tượng sở hữu công nghiệp cho tổ chức cá nhân khác (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,...).

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được chuyển giao tất cả các quyền. Qua đó chủ sở hữu công nghiệp thu về một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

2. Các nội dung chính trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Về chủ thể của hợp đồng:

Chủ thể của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Cá nhân bao gồm các thông tin như họ tên; ngày tháng năm sinh; địa chỉ; số điện thoại; Số CMND hoặc Thẻ căn cước công dân còn hiệu lực. Pháp nhân bao gồm các thông tin như tên pháp nhân; địa chỉ; mã số doanh nghiệp; người đại diện theo pháp luật/ người được ủy quyền…

Căn cứ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trong hợp đồng:

Căn cứ chuyển nhượng sẽ cho chúng ta biết được bên chuyển nhượng có phải là người có quyền chuyển nhượng lại cho bên nhận chuyển nhượng hay không. 

Căn cứ chuyển nhượng sẽ bao gồm các nội dung như: Tên sáng chế; Số văn bằng; Ngày cấp văn bằng; Chủ sở hữu văn bằng; Cơ quan cấp bằng (còn hiệu lực)

Về giá chuyển nhượng:

Thông qua việc chuyển nhượng, bên chuyển nhượng sẽ thu về một khoản tiền và lợi ích từ việc chuyển nhượng đối tượng sở hữu công nghiệp của mình. Các bên sẽ tự thỏa thuận giá của việc chuyển nhượng, thời điểm thanh toán; phương thức thanh toán; thông tin thanh toán và thỏa thuận về chậm thanh toán trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và sẽ được ghi nhận tại điều khoản trong hợp đồng.

Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng:

Quyền và nghĩa vụ của các bên là điều khoản quan trọng phải có trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.

Về thời hạn của hợp đồng:

Quy định thời hạn để biết được khoảng thời gian các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ được nêu trong hợp đồng. Các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau về khoảng thời gian này. Và yêu cầu phải thực hiện đúng với thời hạn đã quy định trong hợp đồng

Các nội dung khác trong hợp đồng:

Một số các nội dung khác trong hợp đồng có thể kể đến như:

– Đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

– Phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại

– Điều khoản bảo mật

– Điều khoản bảo đảm thực hiện hợp đồng

– Giải quyết tranh chấp 

– Hiệu lực hợp đồng

Hy vọng với những chia sẻ ở trên, ACC đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các nội dung trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC theo Hotline hoặc để lại thông tin để được các chuyên viên của chúng tôi chủ động liên hệ tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

3. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Số: ……………………/HĐCN

Hôm nay, ngày .......... tháng ......... năm …………… Tại ……………………………….

Chúng tôi gồm:

Bên chuyển nhượng (Bên A): ……………………………………………………………

  • Họ và tên/Tên tổ chức: …………………………………………………………………
  • Trụ sở chính: ……………………………………………………...……………………
  • Điện thoại: ……………………………..………………………………………………
  • Mã số thuế: ……………………………………………………….……………………
  • Tài khoản số: ………………………………………………………….………………..
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ………………………………………………
  • Đại diện là: ………………………………………………………………..……………
  • Chức vụ: ………………………………………………………………….……………
  • Theo giấy uỷ quyền số (nếu có): …………………………………………….…………

(Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu thì phải kèm theo thoả thuận uỷ quyền bằng văn bản thể hiện ý chí chung của tất cả các đồng chủ sở hữu cho người đại diện ký hợp đồng)

Bên nhận chuyển nhượng (Bên B): …………………………………………………

  • Họ và tên/Tên tổ chức: …………………………………………….…………..………
  • Trụ sở chính: ……………………………………………………….…………..………
  • Điện thoại: …………………………………………………………………..…………
  • Mã số thuế: ………………………………………………………………….…………
  • Tài khoản số: …………………………………………………………………………..
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …………………………..…………………
  • Đại diện là: ……………………………………………………….……………………
  • Chức vụ: …………………………………………………………………….…………
  • Theo giấy uỷ quyền số (nếu có): ………………………………………….……………

Điều 1: Căn cứ chuyển nhượng (1)

Bên chuyển nhượng là chủ sở hữu hợp pháp tại Việt Nam các nhãn hiệu đang được bảo hộ theo các Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng dưới đây:

STT

Tên đối tượng

Số GCN

Ngày cấp

Nhóm sản phẩm

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

Bên chuyển nhượng chuyển nhượng cho Bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp nêu trên cho việc sản xuất các sản phẩm/dịch vụ đang được bảo hộ theo các Giấy chứng nhận tương ứng.

Điều 2: Phạm vi chuyển nhượng

1.1. Bên chuyển nhượng cam kết mình là chủ hợp pháp các sở hữu công nghiệp nêu trên và bằng Hợp đồng này chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu và các quyền khác liên quan cho Bên nhận chuyển nhượng.

1.2. Bên nhận chuyển nhượng cam kết đồng ý tiếp nhận toàn bộ các quyền trên từ Bên chuyển nhượng.

Điều 3: Phí chuyển nhượng

Bên chuyển nhượng đồng ý cấp cho Bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu các nhãn hiệu nêu trên mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào (miễn phí).

(hoặc là khoản phí cụ thể là …………………………………………)

Phương thức thanh toán: …………………………………...……………………………

Địa điểm thanh toán: …………………………………………………………………….

Thời hạn thanh toán: …………………………………….………………………………

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của các Bên

4.1 Quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển nhượng:

  • Cam kết mình là chủ hợp pháp các đối tượng sở hữu công nghiệp chuyển nhượng và các sở hữu công nghiệp vẫn đang trong thời hạn hiệu lực.
  • Thực hiện các biện pháp và xét thấy là cần thiết để chống lại các hành vi xâm phậm của bên thứ ba gây thiệt hại cho Bên nhận chuyển nhượng khi thực hiện hợp đồng này.
  • Nộp các khoản thuế liên quan (nếu có) theo pháp luật.
  • Thực hiện các cam kết bổ sung khác để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này.

4.2 Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận chuyển nhượng:

  • Tiếp nhận các quyền nêu trên liên quan được chuyển giao để trở thành chủ hợp pháp.
  • Nộp các khoản thuế liên quan (nếu có) theo pháp luật.
  • Thực hiện các cam kết bổ sung khác để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này.

Điều 5: Điều khoản sửa đổi, huỷ bỏ hiệu lực của hợp đồng

5.1. Mọi sửa đổi, bổ sung của hợp đồng phải được lập thành văn bản và phải được người đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết và được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

4.2 Hợp đồng này có thể bị chấm dứt trong các trường hơp sau:

  • Các Văn bằng bảo hộ chuyển nhượng bị chấm dứt hiệu lực bởi bất kỳ lý do gì.
  • Trường hợp bất khả kháng như thiên tai, khủng bố, chiến tranh.

Điều 6: Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng này có thời hạn từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận.

Điều 7: Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp

Hợp đồng này được điều chỉnh, giải thích và áp dụng theo luật Việt Nam. Nếu có bất đồng giữa hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này thì được hai bên giải quyết thông qua hoà giải thương lượng. Nếu việc hoà giải nói trên không thực hiện được thì hai bên có thể yêu cầu Toà án các cấp xét xử. (hoặc trọng tài thương mại)

Điều 8: Thẩm quyền ký kết

Với sự chứng kiến của mình các bên cùng thống nhất các nội dung trên và đã ký kết hợp đồng này bởi người đại diện hợp pháp của mình.

Hợp đồng này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 01 bản còn 02 bản được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Các bản hợp đồng có hiệu lực như nhau.

                  BÊN CHUYỂN NHƯỢNG                                                            BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG

 

 

Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là bao lâu?

Khoản 9 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 (Có hiệu lực từ 01/11/2019) quy định Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp:
1. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
2. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên.
3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại khoản 2 Điều này, trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba.
4. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp bao gồm những giấy tờ nào?

1. Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
2. Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;
3. Bản gốc văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
4. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung;
5. Chứng từ nộp phí, lệ phí;
6. Giấy ủy quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (234 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo