Bảo lãnh hành vỉ của một chủ thể tự nguyện cam kết bảo đảm bằng uy tín hoặc tài sản của mình cho hành động, tư cách hoặc nghĩa vụ của người khác. Vậy hợp đồng bảo lãnh ngân hàng là gì?Cùng Luật ACC tìm hiểu nào.

1. Hợp đồng bảo lãnh là gì?
Tại điểm b, Khoản 12, Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN cũng đưa ra định nghĩa về hợp đồng bảo lãnh là: “Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các bên có liên quan (nếu có) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.“
2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng
Thứ nhất, về bản chất pháp lí, bảo lãnh ngân hàng là loại giao dịch thường mại (hay hành vi thương mại) đặc thù. Tính chất thương mại trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng thể hiện ở chỗ hoạt động bảo lãnh này vừa do chính các tổ chức tín dụng (với tư cách là một loại thương nhân) thực hiện trên thị trường nhằm mục tiêu thu lợi nhuận, vừa có tính chất chuyên nghiệp như một nghề nghiệp kinh doanh. Cũng do tính chất thương mại của hoạt động bảo lãnh ngân hàng mà hoạt động này bắt buộc phải làm thủ tục đăng kí kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, trong bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tín dụng không chỉ có tư cách là người bảo lãnh (giống như bất kì người bảo lãnh nào trong bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự) mà còn có thêm tư cách của nhà kinh doanh ngân hàng. Vì thế, việc quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng bảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng cũng không giống hoàn toàn với quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Thứ ba, giao dịch bảo lãnh ngân hàng có mục đích và hệ quả là tạo lập hai hợp đồng, gồm họp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh. Hai hợp đồng này tuy có mối quan hệ nhân quả với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau nhưng vẫn hoàn toàn độc lập với nhau về cả phương diện chủ thể cũng như phương diện quyền, nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể.
Thứ tư, Tính độc lập giữa hai loại hợp đồng này thể hiện ở chỗ hợp đồng này vô hiệu không thể đương nhiên làm cho hợp đồng kia vô hiệu và ngược lại. Mặt khác, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng này không thể bị phụ thuộc hay chi phối bởi việc thực thi quyền, nghĩa Vụ của các bên trong hợp đồng kia và ngược lại. Tổ chức tín dụng với tư cách là người cung cấp dịch vụ bảo lãnh đồng thời là người cam kết thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng được bảo lãnh (trong quan hệ hợp đồng bảo lãnh) có hai mối quan hệ pháp lí với hai đối tác khác nhau và do đó phải hành động mang tính độc lập trên cơ sở quyền và nghĩa vụ trong từng hợp đồng.
3. Nội dung hợp đồng bảo lãnh
Bản chất của hợp đồng là sự tự thỏa thuận của các bên do vậy, nội dung hợp đồng là nội dung tùy chọn, mặc dù trong một số loại hợp đồng thì pháp luật có yêu cầu về nội dung bắt buộc nhưng hợp đồng bảo lãnh thì không có điều đó. Tuy nhiên, về cơ bản, một hợp đồng bảo lãnh phải đảm bảo các nội dung sau:
– Các bên trong hợp đồng bảo lãnh, đó là bên nhận bảo lãnh (các bên liên quan) và bên bảo lãnh, đó có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
– Đối tượng của hợp đồng: (phải được xác định rõ), là các hành vi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh. Tuy nhiên, để thực hiện được những hành vi đó thì người bảo lãnh phải có tài sản hoặc có khả năng thực hiện công việc phù hợp để đáp ứng lợi ích của bên nhận bảo lãnh trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ.
Phạm vi bảo lãnh: Đây được hiểu là giới hạn về nghĩa vụ ràng buộc giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh trên cơ sở cam kết của bên bảo lãnh và sự chấp nhận của bên nhận bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo lãnh. Các quyền và nghĩa vụ này cũng phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên, xuất phát từ lợi ích chung mà cả hai muốn hướng tới, tuy nhiên, nghĩa vụ của bên bảo lãnh cũng khá nặng hơn so với bên nhận bảo lãnh.
– Hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh: Khi xem xét về hiệu lực cần chú ý tới hiệu lực đối với các bên giao kết hợp đồng và hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Trong đó, hợp đồng bảo lãnh có hiệu lực đối với các bên kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Còn hợp đồng bảo lãnh phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba phụ thuộc vào thời điểm phát sinh hiệu lực đối với hợp đồng cầm cố hoặc thế chấp tài sản. Chẳng hạn, hợp đồng bảo lãnh- thế chấp thì có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
4. Các trường hợp sử dụng hợp đồng bảo lãnh
Nếu trường hợp sử dụng hợp đồng bảo lãnh với hàm ý rằng lý do nào để giao kết hợp đồng bảo lãnh thì câu trả lời là “người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.” – theo đúng bản chất của bảo lãnh, khi đó, giữa bên bảo lãnh và bên có quyền “sử dụng hợp đồng bảo lãnh” để ghi nhận tất cả những “ý” mà họ mong muốn có.
Nếu trường hợp sử dụng hợp đồng bảo lãnh với ý rằng là lúc nào thì hợp đồng bảo lãnh được sử dụng thì đó có thể là khi có xảy ra tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh và được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu hoặc khi có sự vi phạm về hợp đồng bảo lãnh, hay khi bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ “bảo lãnh’ của mình thì lúc đó hợp đồng bảo lãnh được sử dụng như một công cụ pháp lý quan trọng để chứng minh cho mọi hành vi pháp lý là hoàn toàn đúng đắn.
Đây là các nội dung chúng tôi gửi đến các bsnj. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về hợp đồng bảo lãnh ngân hàng khi các bạn muốn ký kết hợp đồng này nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận