Hôn nhân ép buộc là gì?

Hôn nhân luôn được xem là điều thiêng liêng khi nó gắn kết con người lại với nhau, đùm bọc, xây tổ ấm.Pháp luật nước ta rất đề cao vấn đề này cho nên nguyên tắc tiên quyết trong hôn nhân mà pháp luật quy định là nguyên tắc Hôn nhân tự nguyện tiến bộ. Tuy nhiên vẫn còn đâu đó, diễn ra tình trạng cưỡng ép hay ép buộc hôn nhân, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần trên của pháp luật. Vậy câu hỏi đặt ra, hôn nhân ép buộc là gì? Hay nói cách khác, như thế nào được xem là hôn nhân ép buộc? Để trả lời cho câu hỏi này, mời các bạn cùng đọc bài viết của chúng tôi nhé.
Ep-buoc-ket-hon-la-gi

1.Điều kiện kết hôn

Theo Điều 8 LHNGĐ 2014  quy định về Điều kiện kết hôn
-Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
-Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. ” 
Như vậy, hôn nhân hiện đại đúng với quy định của pháp luật là hôn nhân tự nguyện, các hành vi cưỡng chế kết hôn đều bị pháp luật nghiêm cấm. Việc bố mẹ chị tạo dựng hôn nhân ép buộc đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật hôn nhân, vi phạm quyền tự do, bình đẳng trong hôn nhân của em gái chị. Trong trường hợp bị tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ bị xử phạt. Chị nên làm rõ thông tin này để gia đình nắm rõ và đưa ra phương án giải quyết hợp lý nhé. Trong trường hợp không thể giải quyết và cần tư vấn thêm, chị đừng ngại liên hệ hotline để được hỗ trợ kịp thời.

2.Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ trong hôn nhân

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hôn nhân được hiểu là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn (Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014), đây cũng là khái niệm mà luật Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định tại khoản 6 Điều 8.
  • Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tại Khoản 5 Điều 3 thì “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quạn hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn”.
  • Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tại Khoản 14 Điều 13 thì “Li hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”
  •  Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là nguyên lí, tư tưởng chỉ đạo quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.
Hôn nhân tự nguyện tiến bộ, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác bao hàm cả hai khía cạnh, đảm bảo quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn. Xuất phát từ chỗ tình yêu được coi là cơ sở của hôn nhân cho nên việc quyết định lựa chọn người bạn đời và đi đến hôn nhân phải là việc của bản thân hai bên nam nữ. Mặt khác, khi tình yêu giữa hai bên nam nữ không còn nữa thì việc đảm bảo cho họ được tự do ly hôn lại thực sự cần thiết vì như vậy là giải phóng cho họ. Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác, Luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta đã ghi nhận nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, trên cơ sở này nam nữ được bình đẳng trong việc thực hiện quyền kết hôn cũng như ly hôn theo quy định của pháp luật.
big_cha-me-co-quyen-ep-buoc-con-ket-hon-theo-y-minh

3.Ép buộc kết hôn là gì?

Ép buộc kết hôn là dùng quyền lực bắt người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Hành vi ép buộc kết hôn trái với nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

Hành vi cưỡng ép kết hôn có thể do một trong hai người kết hôn thực hiện đối với người kết hôn kia hoặc có thể là hành vi của cha mẹ hay người khác mà người bị cưỡng ép kết hôn lệ thuộc về vật chất hay tỉnh thần. Hành vi cưỡng ép kết hôn thường được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như. hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tỉnh thần... làm cho người bị cưỡng ép hoàn toàn không thể có sự lựa chọn nào khác nên phải kết hôn với người mà họ không mong muốn kết hôn. Hành vi cưỡng ép kết hôn trái với nguyên tắc hôn nhân tự nguyện của Luật hôn nhân và gia đình. Vì vậy, khi kết hôn, nếu một hoặc cả hai bên nam nữ bị cưỡng ép thì việc kết hôn của họ là trái pháp luật, Tòa án có quyền hủy việc kết hôn đó khi có yêu cầu. Người thực hiện hành vi cưỡng ép kết hôn có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Không coi là có hành vi cưỡng ép kết hôn khi một người dụ dỗ, thuyết phục nên người kết hôn đã đồng ý kết hôn.

4.Các hành vi bị cấm trong hôn nhân 

Nghiêm cấm các hành vi  trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, bao gồm các hành vi sau: 
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo. Trong đó, kết hôn giả tạo được hiểu là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình. Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
  • Tảo hôn được hiểu là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định (nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi).
  • Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn.
  • Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Trong đó, chung sống như vợ chồng được hiểu là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo