Hôn nhân hợp pháp là gì? (Cập nhật 2024)

Hôn nhân là một hiện tượng trong đời sống xã hội, là sự liên kết giữa hai cá nhân để xây dựng thành gia đình. Sự liên kết này phát sinh và hình thành trên cơ sở của việc kết hôn. Theo đó, kết hôn là một trong những vấn đề xã hội chịu sự chi phối và điều chỉnh của pháp luật. Chính vì vậy, các vấn đề liên quan đến kết hôn cần phải phù hợp với các quy định của pháp luật. Vậy, đăng ký kết hôn trước khi cưới bao lâu? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây.

Hôn Nhân Bất Hợp Pháp
Hôn nhân hợp pháp là gì? (Cập nhật 2023)

1. Kết hôn là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.Như vậy, có thể hiểu rằng, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.

Theo đó điều kiện kết hôn được pháp luật quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;Không bị mất năng lực hành vi dân sự;Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn như sau:

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Nhà nước hiện nay không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính thay vì cấm như trước đây

2. Đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Đăng ký kết hôn như sau:

– Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

– Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.Đồng thời, Căn cứ theo Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 thì Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn được pháp luật quy định cụ thể như sau:– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

– Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:

a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;

b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;

c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.”Theo đó, thẩm quyền đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước.

3. Hôn nhân bất hợp pháp là gì?

Hôn nhân hợp pháp là một quan hệ hôn nhân mà Nam, nữ kết hôn đúng quy định của luật hôn nhân và gia đình hiện hành. Có nghĩa là, Nam nữ đủ tuổi , đủ năng lực, đủ điều kiện kết hôn theo luật định và được UBND cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Hôn nhân bất hợp pháp là việc kết hôn không đúng với các quy định của pháp luật vfa hôn nhân bất hợp pháp sẽ không được pháp luật bảo vệ, tùy từng trường hợp nó còn là việc vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý the luật định.

Pháp luật Việt Nam hiện hành tuy không cấm nhưng vẫn chưa công nhận về hôn nhân đồng giới, chỉ công nhận hôn nhân giã một bên nam và một bên nữ.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề hôn nhân bất hợp pháp là gì, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về hôn nhân bất hợp pháp là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1137 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo