Hội nhập quốc tế là gì? (Cập nhật 2024)

Trong thời đại hiện nay, việc giao lưu văn hoá, xã hội, kinh tế giữa các quốc gia ngày càng được đẩy mạnh và phát triển. Khái niệm hội nhập quốc tế là gì chắc hẳn không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, việc hiểu rõ, hiểu đúng và đầy đủ về khái niệm này thì lại chưa được phổ biến. Vậy hội nhập quốc tế là gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để ACC có thể cung cấp một số thông tin giải đáp về câu hỏi hội nhập quốc tế là gì đến với bạn.

Hội nhập quốc tế là gì
Hội nhập quốc tế là gì

1. Hội nhập quốc tế là gì?

Hội nhập quốc tế được định nghĩa “là giai đoạn phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình áp dụng và tham gia xây dựng các quy tắc và luật lệ chung của cộng đồng quốc tế, phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam”.

Theo đó, hội nhập được hiểu là quá trình liên kết, hợp tác giữa các chủ thể quốc tế trên thế giới (quốc gia hoặc vùng lãnh thổ) với nhau trong một cộng đồng nhất định.

Hiện nay, có ba phương pháp tiếp cận hội nhập quốc tế chủ yếu như sau:

  • Đầu tiên là phương pháp theo chủ nghĩa liên bang. Theo đó, phương pháp tiếp cận này cho rằng quá trình hội nhập chính là một hàng hóa cuối cùng hơn là một tiến trình, thường được phân tích ở khía cạnh luật định và thể chế.
  • Thứ hai: Hội nhập là sự liên kết giữa các quốc gia thông qua sự tăng trưởng các luồng giao thương từ thương mại, điện tử, du lịch, di trú…Trên cơ sở này dần hình thành các cộng đồng hợp tác trên lĩnh vực an ninh. Hướng tiếp cận này xem xét quá trình hội nhập quốc tế vừa là một công cuộc vừa là một món hàng cuối cùng.
  • Thứ ba: Hội nhập quốc tế được xem xét dưới góc độ là hiện tượng hành vi các nước mở rộng và sử dụng sâu sắc việc liên kết với nhau trên cơ sở phân công lao động quốc tế, dựa vào lợi thế của mỗi quốc gia và mục đích mà quốc gia đó theo đuổi.

2. Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế về chính trị:

  • Thành viên LHQ 1976;
  • Thành viên ASEAN 1995 - Cộng đồng chính trị ASEAN;
  • Quốc hội Việt Nam là thành viên Liên minh Nghị viện (IPU);
  • Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia các diễn đàn đảng phái chính trị.

Hội nhập quốc tế về kinh tế:

  • Tham gia các cơ chế hợp tác của ASEAN (AFTA; IAI...) và ASEAN +; Tham gia các cơ chế hợp tác Á- Âu (ASEM); Thành viên WTO; Ký kết BTA với Mỹ; các FTA song phương; Đang đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)...
  • Các doanh nghiệp áp dụng ISO

Hội nhập quốc tế về an ninh quốc phòng

  • Tham gia các cơ chế hợp tác của ASEAN (ARF; ADMM; ADMM+...MACOSA...)
  • Quan sát viên các cuộc tập trận chung (Hổ mang vàng...)
  • Tuần tra chung (Trung Quốc; Thái Lan...)
  • Hợp tác song phương (chia sẻ thông tin, hợp tác nghiên cứu....)

Hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực khác

  • Tham gia các tổ chức chuyên ngành về văn hóa, lao động, KHCN, GDĐT, Thể thao....
  • Áp dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn chung

3. Cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam với sự trỗi dậy của các nước Nam bán cầu

Cơ hội của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế:

  • Mở rộng thị trường xuất khẩu; có thêm cơ hội thu hút FDI từ các nước Nam bán cầu; có thêm cơ hội thúc đẩy các quan hệ kinh tế khác: du lịch, hợp tác lao động…
  • Có thêm cơ hội từ sự gia tăng tính ổn định, bền vững của kinh tế thế giới;
  • Có thêm cơ hội hợp tác giải quyết các thách thức chung, thảm họa chung.

Thách thức của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế:

  • Cạnh tranh về thị trường xuất khẩu; thu hút FDI và các quan hệ kinh tế khác với các nước Bắc bán cầu;
  • Có thể làm trầm trọng thêm các thách thức chung: môi trường, biến đổi khí hậu; tội phạm xuyên quốc gia.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về hội nhập quốc tế là gì. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo