Quy định về hội đồng xét xử phúc thẩm gồm những ai? 2023

Hiện nay, việc các bên tranh chấp muốn nhờ tòa án xét xử và giải quyết tranh chấp của mình bằng bản án, quyết định có hiệu lực bắt buộc thi hành đã trở nên rất phổ biến. Theo đó, khi tòa án thực hiện việc xét xử vụ án sẽ dựa trên nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử (xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm). Đối với những vụ án phức tạp, nguyên đơn, bị đơn không đồng ý với kết quả mà tòa án sơ thẩm đã phân xử thì có quyền kháng cáo và tiến hành yêu cầu tòa án phúc thẩm lại bản án mà tòa sơ thẩm đã giải quyết. Theo đó, hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ tiến hành xem xét quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Vậy, hội đồng xét xử phúc thẩm dân sự là gì? Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm những ai? Nếu bạn còn gặp những phân vân về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ những thông tin pháp lý liên quan mà chúng tôi cung cấp dưới đây.

hoi-dong-xet-xu-phuc-tham-gom-nhung-aiHội đồng xét xử phúc thẩm gồm những ai?

1. Xét xử phúc thẩm là gì? Hội đồng xét xử phúc thẩm dân sự là gì? 

Xét xử phúc thẩm là gì? Xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự được hiểu như thế nào?

Sau khi bản án, quyết định sơ thẩm được tuyên thì  bản án quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà còn có một thời hạn để các đương sự có thể kháng cáo, Viện kiểm sát có thể kháng nghị. Nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm thì tòa án cấp trên sẽ trực tiếp tiến hành xét xử lại vụ án. Thủ tục xét xử lại vụ án này được gọi là phúc thẩm.

Xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự được hiểu là việc tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo kháng nghị. Theo đó, trong quá trình xét xử phúc thẩm, tòa án cấp phúc thẩm sẽ tiến hành kiểm tra lại tất cả hoặc một phần tính hợp pháp, những căn cứ đưa ra trong tòa án sơ thẩm theo yêu cầu kháng cáo, kháng nghị.

Hội đồng xét xử phúc thẩm dân sự được hiểu là một hội đồng gồm các thẩm phán và các hội thẩm nhân dân do tòa án có thẩm quyền lập ra để nhân danh nhà nước trực tiếp xét xử tại phiên tòa các vụ án và ra bản án hoặc quyết định đối với các vụ án.

2. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm những ai?

Xét xử phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai do tòa án cấp trên trực tiếp tiến hành việc xét xử lại những bản án hoặc xem xét lại quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Việc thực hiện xét xử tại tòa cấp phúc thẩm sẽ do hội đồng xét xử phúc thẩm xét xử. Vậy, hội đồng xét xử phúc thẩm gồm những ai?

Theo quy định tại Điều 64, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì hội đồng xét xử phúc thẩm dân sự bao gồm những thành phần sau: Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phán.

Theo đó, hội đồng xét xử phúc thẩm dân sự khi tiến hành việc xem xét quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sau: Giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;  

  • Sửa quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; 
  • Hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.

Cần lưu ý rằng, đối với việc xét xử phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn thì hội đồng xét xử phúc thẩm ở đây chỉ do một thẩm phán tiến hành.

 

3. Trình tự, thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự là gì?

Khi tiến hành phúc thẩm đối với quyết định của tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì hội đồng xét xử phúc thẩm dân sự cần phải tiến hành thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự theo quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

  • Khi phúc thẩm đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm không phải mở phiên tòa, không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần phải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định.
  • Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án có quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Tòa án phải mở phiên họp phúc thẩm để xem xét quyết định đó; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm. Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị.
  • Một thành viên của Hội đồng phúc thẩm trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).
  • Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng phúc thẩm ra quyết định.
  • Khi xem xét quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm có quyền: Giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;  Sửa quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; Hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.
  • Ra bản án, quyết định phúc thẩm 
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Trường hợp Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm thì thời hạn này có thể dài hơn, nhưng không quá 25 ngày.

4. Những câu hỏi thường gặp

4.1 Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể thay đổi thẩm phán không?

Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi.

4.2 Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm những ai?

Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phán.

4.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về hội đồng xét xử phúc thẩm không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về hội đồng xét xử phúc thẩm uy tín, trọn gói cho khách hàng.

4.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về hội đồng xét xử phúc thẩm của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến hội đồng xét xử phúc thẩm. Tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng mà công ty Luật ACC xin cung cấp cho khách hàng dịch vụ Tư vấn hội đồng xét xử phúc thẩm gồm những ai. Nếu quý khách hàng còn gặp phân vân về hội đồng xét xử phúc thẩm và muốn nhận được sự tư vấn liên quan đến thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm dân sự thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

- Tư vấn pháp lý: 1900.3330

- Zalo: 084.696.7979

- Văn phòng: (028) 777.00.888

- Mail: [email protected]

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1080 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo