Trong một vụ án liên quan đến pháp luật luôn có những người đứng ra làm trọng tài với mục đích giải quyết các tranh chấp. Vậy những người đó là ai? Hội đồng xét xử gồm những ai? Hội đồng xét xử là gì? Những vấn đề xung quanh hội đồng xét xử bao gồm những gì? Đế hiểu hơn về hội đồng xét xử hãy theo dõi bài viết sau đây bạn nhé.
Hội đồng xét xử
1. Hội đồng xét xử là gì?
Hội đồng xét xử là Hội đồng gồm các Thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân do Tòa án có thẩm quyền lập ra để nhân danh nhà nước trực tiếp xét xử tại phiên tòa các vụ án và ra bản án hoặc quyết định đối với các vụ án.
Pháp luật quy định về thành phần của Hội đồng xét xử theo từng cấp xét xử và loại vụ án.
Các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Trong quá trình xét xử, nếu có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân không tiếp tục tham gia xét xử được thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án, nếu có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân dự khuyết thay thế. Trong trường hợp không có người thay thế ngay thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.
Hội đồng xét xử làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số.
Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán.
2. Hội đồng xét xử gồm những ai
Hội đồng xét xử là thành phần không thể thiếu trong mỗi phiên tòa, họ là những người quyết định vụ án có được xét xử phán quyết theo đúng pháp luật hay không? Vậy thì họ bao gồm những ai, bạn đã biết chưa?
Hội đồng sơ thẩm: sẽ có 01 Thẩm phán và 02 Hội Thẩm. Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng thì sẽ có 02 Thẩm phán và 03 Hội Thẩm. Những trường hợp đó sẽ do Tòa quyết định ví dụ như những vụ án như sau:
Có nhiều bị cáo, nhiều người bị hại, nhiều người làm chứng cũng như chứng cứ, buộc phải xem xét trong nhiều ngày.
Có liên quan đến chính sách dân tộc, tôn giáo.
Vụ án có bị cáo bị cáo buộc về tội hình sự có mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.
Ngoài ra còn có Thẩm phán và Hội thẩm dự khuyết để thay thể khi cần thiết.
Hội đồng phúc thẩm: Về nguyên tắc thì hội đồng này sẽ có 03 Thẩm phán, trường hợp cần thiết sẽ có thêm 02 Hội thẩm như là vụ án phức tạp có nhiều bị cáo, liên quan đến chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng,..
Khi xét xử, Tòa án sẽ đánh giá tính đúng đắn của bản án sơ thẩm trong phạm vị quyền hạn tương ứng. Từ đó khắc phục những thiếu sót của Tòa án sơ thẩm. Vì vậy, Hội đồng phúc thẩm mới cần 03 Thẩm phán và Thẩm phán sẽ không được thay thế bằng Hội thẩm nhân dân.
3. Quy định pháp luật về hội đồng xét xử sơ thẩm
3.1 Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm những ai?
Thành phần của Hội đồng sơ thẩm vụ án dân sự
Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 thì Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự bao gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn thì do một Thẩm phán tiến hành theo quy định tại Điều 65 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Bên cạnh đó, Điều 63 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân.
Đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên thì Hội thẩm nhân dân phải là người đã hoặc đang công tác tại Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình.
Đối với vụ án lao động thì Hội thẩm nhân dân phải là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động/người có kiến thức pháp luật lao động.
Thành phần của Hội đồng sơ thẩm vụ án hình sự
Thành phần Hội đồng sơ thẩm vụ án hình sự được quy định tại Khoản 1 Điều 254 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó, việc xét xử có thể tạm ngừng khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
Hội đồng sơ thẩm gồm 01 Thẩm phán và 02 Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng thì Hội đồng sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm.
Đối với vụ án có bị cáo về tội mà mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng sơ thẩm sẽ gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm.
Thành phần của Hội đồng sơ thẩm vụ án hành chính
Điều 154 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định: Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm 01 Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp quy định khác. Hội đồng sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân trong những trường hợp sau đây:
- Khiếu kiện hành vi hành chính, quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến nhiều chủ thể.
- Vụ án phức tạp.
Như vậy, số lượng thành viên Hội đồng sơ thẩm vụ án dân sự, hình sự và hành chính về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên, riêng đối với vụ án dân sự, tùy vào từng lĩnh vực tranh chấp mà hoạt động đối với Hội thẩm nhân dân sẽ khác nhau.
3.2 Nghĩa vụ và quyền hạn của hội đồng xét xử sơ thẩm
Như đã trình bày trên Hội đồng xét xử là cơ quan bao gồm Hội đồng gồm các Thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân do Tòa án có thẩm quyền lập ra nhằm nhân danh Nhà nước xét xử tại phiên tòa các vụ án, đồng thời ra bản án hoặc quyết định đối với các vụ án đó.
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng sơ thẩm là nhân danh Nhà nước thực hiện việc xét xử cấp sơ thẩm theo quy định pháp luật trong trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình đối với từng lĩnh vực tranh chấp như: dân sự, hình sự hay hành chính…
4. Quy định pháp luật về hội đồng xét xử phúc thẩm
4.1 Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm những ai?
Thành phần của Hội đồng phúc thẩm vụ án dân sự
Theo quy định tại Điều 64 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Hội đồng xét xử trong phiên tòa phúc thẩm gồm 03 thẩm phán trừ trường hợp việc xét xử phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn thì do một Thẩm phán tiến hành.
Thành phần của Hội đồng phúc thẩm vụ án hình sự
Theo quy định tại khoản 2 Điều 254 thì thành phần của Hội đồng phúc thẩm vụ án hình sự bao gồm 03 thẩm phán.
Thành phần của Hội đồng phúc thẩm vụ án hành chính
Theo quy định tại Điều 222 Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì Hội đồng phúc thẩm gồm 03 Thẩm phán, trừ trường hợp việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn thì do một Thẩm phán thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 253 của Luật này.
4.2 Nghĩa vụ và quyền hạn của hội đồng xét xử phúc thẩm
Cũng tương tự như Hội đồng sơ thẩm Hội đồng phúc thẩm có nghĩa vụ và quyền hạn là là nhân danh Nhà nước thực hiện việc xét xử cấp phúc thẩm theo quy định pháp luật trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình đối với từng lĩnh vực tranh chấp như: dân sự, hình sự hay hành chính…
5. Quy định pháp luật về hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự
Giám đốc thẩm là việc xét lại quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có vi phạm pháp luật nghiêm trọng khi giải quyết vụ án.
Điều 343 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm như sau:
- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Hủy quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên quyết định, bản án đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;
- Hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;
- Hủy quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;
- Sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định, bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Tái thẩm là việc xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của quyết định, bản án mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra quyết định, bản án đó.
Điều 356 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Hội đồng tái thẩm có thẩm quyền như sau:
- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật.
- Hủy quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật này quy định.
- Hủy quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết và cụ thể về hội đồng xét xử. Nếu có những câu hỏi liên quan đến hội đồng xét xử hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ về vấn đề này. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận