Hội đồng của Liên hiệp đặc biệt về đăng ký quốc tế nhãn hiệu

Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid đang ngày càng được lựa chọn nhiều hơn vì thủ tục đơn giản, tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người nộp đơn. Vậy hội đồng của Liên hiệp đặc biệt theo thỏa ước Madrid là cơ quan như thế nào? Cùng ACC tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

THIẾU HÌNH

1. Tìm hiểu chung về đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid

Theo đó, hệ thống Madrid là một hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu do Văn phòng quốc tế thuộc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý, ra đời để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu cùng một lúc tại nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ thống này được điều chỉnh bởi hai văn bản pháp lý chính bao gồm: Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid. Việt Nam đã tham gia Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid nên các doanh nghiệp Việt Nam có thể nộp đơn vào các quốc gia là thành viên của cả hai văn kiện trên.

Vậy hội đồng của Liên hiệp đặc biệt là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu dưới đây:

2. Hội đồng của Liên hiệp đặc biệt về đăng ký quốc tế nhãn hiệu

Theo quy định của văn kiện thỏa ước Madrid, các nước Thoả ước Madrid áp dụng sẽ phải thành lập một tổ chức có tên là Liên hiệp đặc biệt về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá. Liên hiệp đặc biệt sẽ có Hội đồng bao gồm các nước đã phê chuẩn hoặc tán thành Văn bản này. Chính phủ của tất cả các nước sẽ được đại diện bởi một đại biểu, người đó có thể được sự giúp đỡ của các đại biểu không thường trực, cố vấn, chuyên gia. Hội đồng của Liên hiệp đặc biệt là cơ quan có những chức năng, nhiệm vụ như sau:

  • Giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến việc duy trì và phát triển Liên hiệp đặc biệt và áp dụng Thoả ước
  • Hướng dẫn Văn phòng quốc tế về việc chuẩn bị cho các hội nghị sửa đổi, có tính đến các ý kiến của các nước chưa phê chuẩn hoặc tán thành Văn bản này;
  • Sửa đổi Quy định, bao gồm phí quy định phí khác liên quan đến đăng ký quốc tế.
  • Duyệt và chấp nhận báo cáo và hoạt động của Tổng giám đốc liên quan đến hoạt động của Hiệp hội đặc biệt và kiến nghị với Tổng giám đốc các chỉ dẫn cần thiết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Liên hiệp đặc biệt;
  • Xác định chương trình và thông qua ngân sách 2 năm của Liên hiệp đặc biệt, và phê chuẩn bản kê khai tài chính của ngân sách;
  • Thông qua quy định về tài chính của Liên hiệp đặc biệt
  • Thành lâp các ban của các chuyên gia và các nhóm làm việc nếu điều đó là cần thiết để đạt được mục tiêu của Liên hiệp đặc biệt.
  • Xác định các nước không phải là thành viên của Liên hiệp đặc biệt và các Tổ chức quốc tế phi chính phủ có thể chấp nhận tham gia Hội nghị như là quan sát viên;
  • Thực hiện các hành động thoả đáng để xác định mục đích tiếp theo của Liên hiệp đặc biệt;
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp theo quy định của Thoả thuận này;
    • Về cơ chế hoạt động:
  • Mỗi nước thành viên của Hội đồng có một phiếu bầu;
  • Một nửa các nước thành viên của Hội đồng là đủ để tạo thành phiên họp.

Nếu như tại bất kỳ khoá hợp nào, số lượng các nước tham dự ít hơn một nửa nhưng bằng hoặc nhiều hơn một phần ba các nước thành viên của Hội đồng thì Hội đồng cũng có thể đưa ra quyết định, nhưng trừ quyết định liên quan đến trình tự, tất cả các quyết định chỉ có hiệu lực nếu các điều kiện đề ra dưới đây được đáp ứng.Văn phòng quốc tế sẽ thông báo về các quyết định đó cho các nước thành viên không tham dự và đề nghị họ trong vòng ba tháng kể từ ngày thông báo trình bày ý kiến bằng văn bản về việc bỏ phiếu hoặc không tham gia bỏ phiếu.Nếu vào lúc kết thúc thời hạn đó, các nước thành viên đã trình bày ý kiến của họ về việc bỏ phiếu hoặc không tham gia bỏ phiếu đạt bằng số nước còn thiếu để tạo thành phiên họp tại chính khóa họp đó , thì các quyết định đó sẽ có hiệu lực nếu đạt được đa số cần thiết vào thời điểm đó .

  • Quyết định của Hội đồng cần phải có hai phần ba số phiếu được kiểm.
  • Việc không tham gia bỏ phiếu không được tính là bỏ phiếu.
  • Các nước thuộc Liên hiệp đặc biệt không phải là thành viên của Hội đồng sẽ được chấp nhận tham dự kỳ họp như là quan sát viên.

Hội đồng họp hai năm một kỳ họp thông thường theo triệu tập của Tổng giám đốc , nếu không có các trường hợp ngoại lệ, tại cùng một địa điểm và cùng thời gian như là Đại Hội đồng của Tổ chức.Hội đồng cũng có thể có kỳ họp bất thường theo triệu tập của Tổng giám đốc, nếu có yêu cầu của một phần tư các nước thành viên của Hội đồng.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (408 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo