Hỏi cung bị can là gì? Quy định về hỏi cung bị can

Hỏi cung bị can là một hoạt động tố tụng do Điều tra viên tiến hành sau khi có quyết định khởi tố bị can nhằm mục đích lấy lời khai về những tình tiết liên quan đến vụ án. Vậy pháp luật tố tụng hình sự quy định về hỏi cung bị can như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Quy định Về Hỏi Cung Bị Can

1. Hỏi cung bị can là gì?

Hỏi cung bị can là cuộc đấu tranh về ý chí và lý trí giữa Điều tra viên và bị can được thực hiện nhằm thu thập lời khai của bị can về các tình tiết có liên quan đến vụ án, phục vụ công tác điều tra và xử lý đối với vụ án đó.

Hỏi cung bị can là một biện pháp thu thập chứng cứ quan trọng trong quá trình điều tra các vụ án hình sự. Biện pháp điều tra này được khắc hoạ bởi ba tính chất đặc trưng sau:

  • Tính phổ biến;
  • Tính phức tạp cao;
  • Tính hiệu quả.

Thông thường việc hỏi cung bị can được tiến tiến hành tại Cơ quan điều tra hay trại giam nhưng cũng có thể tại nơi ở của bị can. Không được hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

2. Nguyên tắc hỏi cung bị can trong tố tụng hình sự

Việc hỏi cung bị can phải được thực hiện dưới sự tôn trọng và tuân thủ pháp luật, Điều 183 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

  • Tuân thủ những quy định cụ thể của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục triệu tập bị can, trình tự tiến hành hỏi cung bị can và việc lập biên bản hỏi cung bị can (các điều 182,183,184 Bộ luật tố tụng hình sự);
  • Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can.
  • Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này trước khi diễn ra việc hỏi cung lần đầu. Việc này phải ghi vào biên bản.
  • Nếu vụ án có nhiều bị can thì phải hỏi cung riêng từng bị can và không được để cho các bị can tiếp xúc với nhau để tránh các bị can thông cung, khai báo không đúng sự thật. Vì vậy, Điều tra viên phải sắp xếp thời gian triệu tập bị can để hỏi cung riêng mỗi bị can vào những thời gian khác nhau. Nếu vụ án do nhiều Điều tra viên tiến hành điều tra và cần thiết phải hỏi cung nhiều bị can cùng một thời gian thì phải bố trí các chỗ hỏi cung riêng để các bị can không tiếp xúc được với nhau.
  •  Điều tra viên không được hỏi cung bị can vào ban đêm (từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau), trừ trường hợp không thể trì hoãn được (ví dụ như: Cần phải phục vụ yêu cầu truy bắt người đồng phạm, thu giữ ngay vật chứng, công cụ, phương tiện phạm tội, làm rõ và ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội của những người đồng phạm của bị can…). Mọi trường hợp hỏi cung bị can vào ban đêm, Điều tra viên phải ghi rõ lý do vào biên bản hỏi cung.
  • Những vấn đề cần đưa ra giải thích, giáo dục bị can phải bảo đảm đúng pháp luật, đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
  • Không được áp dụng những biện pháp thu thập lời khai trái pháp luật như mớm cung, dụ cung, bức cung và dùng nhục hình, kể cả nhục hình biến tướng.
  • Trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết thì việc hỏi cung bị can do Kiểm sát viên tiến hành. Việc Kiểm sát viên hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.
  • Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Xem thêm Quy định ghi âm ghi hình trong tố tụng hình sự
  • Hỏi cung bị can phải thận trọng và khách quan. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, khi hỏi cung bị can điều tra viên cần quán triệt một số vấn đề sau:

    • Phải có thái độ khách quan, không được áp dụng những biện pháp trái pháp luật để thu thập lời khai của bị can;
    • Không được áp đặt ý chí chủ quan của mình khi đánh giá lời khai của bị can, nhất là không được vội tin ngay vào lời nhận tội của bị can;
    • Phải áp dụng các biện pháp phù hợp để kiểm tra, xác minh lời khai của bị can trước khi sử dụng.

3. Biên bản hỏi cung bị can

Biên bản hỏi cung bị can là tài liệu phản ánh nội dung, kết quả của một hoạt động điều tra quan trọng và là một trong những nguồn chứng cứ. Vì vậy, để bảo đảm cho việc hỏi cung có giá trị pháp lý, việc lập biên bản hỏi cung bị can phải tuân theo các quy định của Điều 133 và Điều 178 Bộ luật tố tụng hình sự.

Theo nguyên tắc mỗi lần hỏi cung bị can đều phải lập biên bản. Ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm hỏi cung; họ tên, chức vụ của người ghi biên bản; họ tên, chức vụ người hỏi cung; họ tên những người tham gia hỏi cung; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp của bị can.

Nếu hỏi cung lần đầu thì biên bản cần ghi rõ là đã đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can nghe. Nếu hỏi cung vào ban đêm thì phải ghi lí do vào biên bản. Biên bản phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, câu hỏi và câu trả lời. Nghiêm cấm điều tra viên tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can.

Theo quy định tại điều 178 Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì sau khi hỏi cung bị can Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản.

Nếu cuộc hỏi cung được ghi âm và muốn đưa băng ghi âm vào hồ sơ vụ án thì khi bắt đầu hỏi cung Điều tra viên phải thông báo cho bị can biết việc đó và khi kết thúc phải phát lại băng ghi âm nội dung cuộc hỏi cung để Điều tra viên và bị can cùng nghe. Tuy nhiên bản ghi âm không có vai trò thay thế cho biên bản hỏi cung do đó dù đã có kết quả ghi âm buổi hỏi cung thì Điều tra viên vẫn phải lập biên bản cho buổi hỏi cung đó. Sau khi kết thúc hỏi cung, Điều tra viên vẫn phải đọc lại biên bản hỏi cung cho bị can nghe và ký xác nhận vào biên bản hỏi cung. Trong biên bản hỏi cung ghi rõ là bị can đã được nghe băng ghi âm việc hỏi cung và xác nhận là đúng.

Hỏi cung bị can trong tố tụng hình sự là một quy trình quan trọng và mang tính bắt buộc thực hiện. Quá trình này đóng một vai trò không nhỏ vào quá trình tìm ra chứng cứ để chứng minh tội phạm, góp phần vào công tác phòng chống tội phải và không bỏ lọt tội phạm để giữ vững an ninh chính trị quốc gia. Công ty luật ACC tự hào vì có thể góp một phần vào cuộc chiến bảo vệ công lí theo pháp luật.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo