Trong những năm qua, chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) đã cho thấy những tác động tích cực, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của toàn dân. Với vai trò là thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước được phát triển toàn diện cả về trí tuệ và thể chất, học sinh, sinh viên là nhóm đối tượng được quan tâm trong quá trìình áp dụng chính sách BHYT. Pháp luật hiện hành đã có những quy định tương đối đầy đủ về vấn đề này tuy nhiên trên thực tế còn nhiều học sinh, sinh viên cũng như các bậc phụ huynh băn khoăn rằng Học sinh, sinh viên có phải là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc? Dưới đây, ACC sẽ đưa ra tư vấn chi tiết, rõ ràng nhất để giúp quý phụ huynh và những người quan tâm có câu trả lời.
Học sinh, sinh viên có phải là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc?
Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014
- Nghị định số 146/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
- Căn cứ Công văn số 2396/BHXH-TST ngày 06/8/2021của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thực hiện bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2021-2022
1. Học sinh, sinh viên là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế.
Theo quy định của Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ, các nhóm đối tượng sau thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
- Nhóm do cơ quan BHXH đóng;
- Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;
- Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;
- Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình;
- Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
Trong đó, theo khoản 3 Điều 4 của Nghị định này, học sinh, sinh viên thuộc nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng - một trong 06 nhóm bắt buộc phải tham gia BHYT được liệt kê ở trên.
Khoản 2 Điều 13 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định, trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự quy định tại Điều 12 của Luật này.
Như vậy, nếu học sinh, sinh viên đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì sẽ đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự trên.
Do đó, nếu học sinh. sinh viên chỉ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng thì bắt buộc phải mua BHYT theo trường.
Còn nếu học sinh thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT do ngân sách Nhà nước đóng như người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo… sẽ không phải mua BHYT theo trường.
2. Quyền lợi mà học sinh, sinh viên nhận được khi tham gia bảo hiểm y tế
3.Chế tài xử lý đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế bắt buộc
Theo khoản 1 Điều 57 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định: “ Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế của cá nhân có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế” đồng thời người vi phạm còn buộc phải nộp số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT (Khoản 5 của điều Luật này)
4. Mức đóng và phương thức đóng Bảo hiểm y tế đối với các đối tượng học sinh, sinh viên theo pháp luật hiện hành
-
Mức đóng
-
Phương thức đóng
Phụ huynh học sinh, sinh viên tùy vào điều kiện tài chính có thể lựa chọn các phương thức đóng BHYT cho con như: Đóng theo kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng tại cơ sở giáo dục, nhà trường nơi học sinh, sinh viên đang theo học.
5. Trách nhiệm của học sinh, sinh viên
-
Đóng BHYT đầy đủ, đúng hạn
-
Sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích
-
Thực hiện đầy đủ thủ tục khi đến khám chữa bệnh
-
Thanh toán chi phí khám chữa bệnh ngoài phần do quỹ BHXH chi trả.
-
Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức BHYT và cơ sở khám chữa bệnh.
Nội dung bài viết:
Bình luận