Trước khi làm việc, lao động, người lao động cần phải được đào tạo, học tập và trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Một số người lựa chọn việc học nghề để đáp ứng những yêu cầu đặt ra đối với ngành nghề cụ thể. Vậy học nghề là gì? Theo quy định của pháp luật về lao động, học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động được hiểu như thế nào? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu thêm về học nghề là gì bạn nhé.
1. Học nghề là gì?
Học nghề là việc thông qua quá trình đào tạo nghề nhằm chuẩn bị những điều kiện cần thiết để mọi người có thể tự tạo việc làm, kiếm việc làm hoặc có cơ hội nâng cao chất lượng của quá trình lao động và thăng tiến trong nghề nghiệp. Đào tạo nghề được xem là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển nguồn nhân lực và gắn với việc giải quyết nhu cầu về việc làm của người lao động.
Vậy còn đối với khái niệm học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì được hiểu như thế nào? Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 thì học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động được định nghĩa là "việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp". Việc học nghề khác thử việc bởi hợp đồng học nghề là hợp đồng đào tạo trong khi hợp đồng thử việc thì không, người thử việc không hề được đào tạo như người học nghề, mà chỉ là thử việc, làm những công việc như thỏa thuận hợp đồng.
2. Điều kiện về độ tuổi học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
- Người học nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề.
Do khi còn ở độ tuổi dưới 14 tuổi thì cũng tương đương với quá trình đào tạo phổ thông cơ bản. Pháp luật Việt Nam ưu tiên sự phát triển của trẻ em về thể chất và tinh thần. Do đó, sự sắp xếp thời gian học tập, vui chơi nên được đảm bảo.
Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề: Người sử dụng lao động có thể tự đặt ra các yêu cầu về sức khỏe phù hợp nhất với công việc.
- Trường hợp người học nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
Sự ngoại lệ này là do các lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao cần đào tạo lâu dài và thường xuyên.
3. Điều kiện về dạy học và học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
Khi tổ chức dạy nghề, học nghề, người sử dụng lao động phải đảm bảo:
- Không được thu học phí: Nếu sử dụng lao động đào tạo người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không được thu phí đối với người lao động. Đồng thời, người sử dụng lao động sẽ không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;.
- Phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp: Nếu không ký hợp đồng đào tạo thì không thể coi đó là hoạt động học nghề và do không có hợp đồng lao động nên cũng không thể coi là quan hệ lao động.
- Ngoài ra, trong quá trình tổ chức học nghề, không được lợi dụng danh nghĩa dạy nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề vào các hoạt động trái pháp luật, đi ngược lại với đạo đức xã hội.
4. Những câu hỏi thường gặp.
4.1. Hợp đồng học nghề là gì?
Đào tạo nghề là một trong những bước cơ bản để người lao động có kiến thức, kỹ năng tham gia thị trường lao động, là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Mẫu hợp đồng đào tạo nghề (học việc) là hợp đồng được lập ra và ký kết giữa một bên là trung tâm đào tạo nghề và một bên là học viên theo học thỏa thuận ký kết một số điều khoản theo quy định.
Mẫu nêu rõ những quyền lợi và nghĩa vụ của bên được đào tạo và bên dạy nghề.
Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động hiện tại; khi tham gia đào tạo nghề, trung tâm/doanh nghiệp dạy nghề và người học nghề phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề.
Đây vừa là điều bắt buộc nhưng cũng là cơ sở để các bên cùng thực hiện tốt mối quan hệ này.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014; thì Hợp đồng đào tạo nghề có thể giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia quan hệ đào tạo nghề.
4.2. Doanh nghiệp đào tạo dạy nghề bao gồm những doanh nghiệp nào?
Doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác có tư cách pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
4.3. Hợp đồng học nghề có phải đóng BHXH không?
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc gồm những đối tượng sau:
Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng…
Như vậy, từ quy định của pháp luật nêu trên không có quy định về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc với người học nghề, học việc theo hợp đồng đào tạo nghề (hợp đồng học việc, học nghề, tập nghề). Tuy nhiên, đối với người học nghề theo hợp đồng đào tạo nghề đơn vị sử dụng lao động có thể hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tự nguyện.
4.4. Hợp đồng học nghề có bắt buộc phải lập bằng văn bản không?
Hợp đồng học nghề phải được giao kết bằng văn bản trong các trường hợp sau đây:
Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp; học nghề tại cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
Hợp đồng học nghề được giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản trong các trường hợp sau đây: truyền nghề; kèm cặp nghề tại doanh nghiệp.
Hợp đồng học nghề được giao kết trực tiếp giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề. Trường hợp giao kết bằng văn bản thì hợp đồng học nghề được lập thành hai bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.
Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu học nghề là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận