Cụm từ “hoạt động tư pháp” khá là quen thuộc đối với học luật, nhà làm luật. Tuy nhiên, kể cả những người học luật, nhà làm luật đôi khi còn đưa ra những câu trả lời khái quát, chung chung về khái niệm “hoạt động tư pháp”. Do đó, hãy cùng ACC tìm hiểu câu trả lời hoạt động tư pháp là gì và cùng tìm hiểu những thông tin liên quan nhé!

1. Hoạt động tư pháp là gì?
Hoạt động tư pháp là một trong ba quyền lực của nhà nước về thuyết tam quyền phân lập. Lập pháp là cơ quan xây dựng pháp luật, hành pháp là cơ quan thi hành pháp luật và tư pháp với mục đích bảo vệ công lý, lẽ phải, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật.
Khái niệm hoạt động tư pháp là gì đã được ACC tổng hợp và khái quát như sau:
Hoạt động tư pháp là những hoạt động được thực hiện nhằm bảo vệ công bằng, lẽ phải, đảm bảo ổn định trật tự xã hội, bảo vệ pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Hoạt động tư pháp gồm hoạt động xét xử của tòa án và những hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác liên quan trực tiếp tới hoạt động xét xử của tòa án như điều tra, truy tố, thi hành án, hỗ trợ tư pháp…
2. Quyền tư pháp là gì?
Sau khi tìm hiểu khái niệm hoạt động tư pháp là gì, hãy cùng tìm hiểu quyền tư pháp là gì nhé!
Hiện nay, quyền tư pháp thuộc về Tòa án nhân dân đã được quy định chi tiết, cụ thể tại khoản 2, Điều 102 Hiến pháp năm 2013:
“Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.
Quyền tư pháp được hiểu là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền là tòa án thực hiện việc xét xử hoặc những công việc khác liên quan tới thủ tục tố tụng.
3. Cơ quan tư pháp là gì?
Hiện nay, cơ quan tư pháp là hệ thống tòa án được nhà nước quy định để giải quyết và xử lý những hành vi trái pháp luật, giải quyết những tranh chấp giữa các quan hệ xã hội nãy sinh trong xã hội.
Hiện nay, cơ quan tư pháp của nước ta bao gồm tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân.
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử duy nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan trực tiếp có thẩm quyền, nhân danh nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa thực hiện quyền tư pháp.
Nhiệm vụ của tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ quyền con người, những công dân, bảo vệ lợi ích của đất nước, bảo vệ nhà nước pháp chế xã hội chủ nghĩa, và những quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác.
Viện kiểm sát nhân dân cũng là cơ quan tư pháp, nhưng vai trò và nhiệm vụ thực hiện của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại điều 107 Hiến pháp năm 2013 như sau:
“1. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.”
Như vậy, viện kiểm sát nhân dân xã thực hiện kiểm soát những hoạt động tư pháp, kiểm tra quá trình thực hiện và giải quyết vụ việc của các cơ quan tư pháp, cơ quan xét xử nhằm bảo vệ quyền công dân, quyền con người, lợi ích nhà nước, đảm bảo các quy định pháp luật được chấp hành một cách vô cùng chặt chẽ phải nghiêm chỉnh và thống nhất.
Như vậy, ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về khái niệm hoạt động tư pháp là gì và những thông tin liên quan, rất hy vọng quý khách hàng có thể hiểu hơn về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
· Hotline: 19003330
· Zalo: 084 696 7979
· Gmail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận