Chi nhánh hạch toán phụ thuộc hay còn gọi là báo sổ được hiểu là chi nhánh đó thực hiện hạch toán phụ thuộc, cụ thể là chi nhánh chỉ tập hợp chứng từ, cuối tháng gửi về công ty chính để kê khai, quyết toán thuế. Vậy cần những điều kiện gì, hồ sơ và trình tự thủ tục như thế nào để hoàn thuế giá trị gia tăng chi nhánh hạch toán phụ thuộc?
- Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là luật thuế giá trị gia tăng 2008, được sửa đổi bổ sung năm 2013, 2016 và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013, thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng thì chi nhánh hạch toán phụ thuộc có thể được hoàn thuế giá trị gia tăng, tuy nhiên phải đáp ứng những điều kiện nhất định và phải thực hiện thủ tục xin hoàn thuế giá trị gia tăng cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Cụ thể:
- Tại khoản 5 Điều 18 TT 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT: “Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu; chuyển đổi doanh nghiệp; sáp nhập; hợp nhất; chia; tách; giải thể; phá sản; chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.”
1. Điều kiện để được hoàn thuế GTGT cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc
- Theo Điều 19 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 19. Điều kiện và thủ tục hoàn thuế GTGT
- Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại điểm 1, 2, 3, 4, 5 Điều18 Thông tư này phải là cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền, có con dấu theo đúng quy định của pháp luật, lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.
- Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khai thuế GTGT thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau.
- Thủ tục hoàn thuế GTGT thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.”
Theo đó, điều kiện để doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc bao gồm:
- Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
- Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền,
- Có con dấu theo đúng quy định của pháp luật,
- Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
- Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.
2. Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng chi nhánh hạch toán phụ thuộc
- Căn cứ theo Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 tại Điều 1, Khoản 17 quy định như sau:
“Điều 58. Hồ sơ hoàn thuế
- Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu hoàn thuế;
b) Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.”
Căn cứ theo quy định trên thì hồ sơ hoàn thuế gồm những tài liệu sau:
- Văn bản hoàn thuế theo mẫu 01/ĐNHT (ban hành kèm theo thông tư 156/2013)
- Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế:
- Photo tất cả các tờ khai thuế GTGT hàng tháng
- Lập bảng kê tất cả các hóa đơn lớn hơn 20 triệu thanh toán qua ngân hàng
3. Trình tự, thủ tục xin hoàn thuế GTGT chi nhánh hạch toán phụ thuộc
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ hoàn thuế được nộp một bộ tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc tại cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế. Người nộp thuế được gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu chính. Tuy nhiên, việc nộp hồ sơ nên thực hiện trực tiếp tại cơ quan thuế để tránh trường hợp thất lạc hồ sơ, hoặc trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì có thể sửa đổi, bổ sung kịp thời, tránh mất nhiều thời gian trong quá trình giải quyết
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ
- Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ và xem xét hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật hay không.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận hướng dẫn bổ sung, sửa đổi hồ sơ cho phù hợp và đầy đủ
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận viết giấy hẹn cho người nộp hồ sơ, chờ ngày đến nhận kết quả.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý hồ sơ, ra quyết định và hoàn tiền thuế GTGT cho người nộp thuế
- Khoản 1 Điều 59 Thông tư 156/2013/TT-BTC, Cục Thuế căn cứ Quyết định hoàn thuế, lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu quy định; căn cứ Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước, lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước theo mẫu quy định gửi Kho bạc nhà nước đồng cấp.
- Căn cứ ngày được ghi trên giấy hẹn, đến cơ quan có thẩm quyền để nhận kết quả và tiền hoàn thuế (nếu có).
4. Thời hạn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng chi nhánh hạch toán phụ thuộc
- Căn cứ Thông tư 99/2016/TT-BTC, thời hạn giải quyết yêu cầu hoàn thuế giá trị gia tăng chi nhánh hạch toán phụ thuộc được chia thành 02 trường hợp:
- Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau
- Nếu hồ sơ hoàn thuế không thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn hoặc chưa đủ thông tin để xác định thì cơ quan thuế gửi thông báo cho người nộp thuế trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Nếu đủ điều kiện hoàn thuế thì cơ quan thuế ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau: Cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
Lưu ý: Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh chi hoàn thuế cho người nộp chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước.
Nội dung bài viết:
Bình luận