Hoàn thuế giá trị gia tăng GTGT (Cập nhật 2024)

Nếu bạn vẫn còn đang không biết cách hoàn thuế giá trị gia tăng như thế nào? Cần phải chuẩn bị hồ sơ, thủ tục gì? Việc hoàn thuế giá trị gia tăng diễn ra trong bao lâu? Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết hoàn thuế giá trị gia tăng GTGT nhé.

26

1. Hoàn thuế giá trị gia tăng là gì?

Để hiểu rõ hơn về các bước tiến hành xin hoàn thuế giá trị gia tăng thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem hoàn thuế giá trị gia tăng là gì nhé.

- Hoàn thuế giá trị gia tăng là việc ngân sách nhà nước trả lại cho cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ số tiền thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tiêu dùng của tổ chức đó không thuộc diện chịu thuế.

2. Những trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng.

Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 18 quy định đối tượng và trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng như sau:

- Thứ nhất, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo. Trường hợp lũy kế sau ít nhất 12 tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất 4 quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.

- Thứ hai, là cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 1 năm (12 tháng) trở lên  thì được hoàn thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm. Trường hợp, nếu số thuế GTGT luỹ kế của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở lên thì  được hoàn thuế GTGT.

- Thứ ba, hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư mới. Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán) cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai đoạn đầu tư thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.

Trường hợp trong kỳ kê khai, cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được khấu trừ hết và số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 3 Điều này theo quy định.

- Thứ tư, đối tượng được hoàn thuế GTGT là cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo.

- Thứ năm, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.

Trường hợp cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh giải thể không phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự  án đầu tư thì không thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã được hoàn thuế cho dự án đầu tư thì phải truy hoàn số thuế  đã được hoàn cho ngân sách nhà nước.

- Thứ sáu, hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo. Trong đó Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại: chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án được hoàn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hoá, dịch vụ mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án.

- Thứ bảy, đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT.

- Thứ tám, là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh. Việc hoàn thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh.

- Thứ chín, cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên.

3. Điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng.

Các doanh nghiệp thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
  • Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
  • Có con dấu theo đúng quy định của pháp luật.
  • Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
  • Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.

Chú ý: Nếu doanh nghiệp đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khai thuế GTGT thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau.

4. Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng.

Căn cứ theo Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 tại Điều 1, Khoản 17 quy định như sau:

“Điều 58. Hồ sơ hoàn thuế

Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:

a) Văn bản yêu cầu hoàn thuế;

b) Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.”

Căn cứ theo quy định trên thì hồ sơ hoàn thuế gồm những tài liệu sau:

  • Văn bản hoàn thuế theo mẫu 01/ĐNHT (ban hành kèm theo thông tư 156/2013)

Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế:

  • Photo tất cả các tờ khai thuế GTGT hàng tháng
  • Lập bảng kê tất cả các hóa đơn lớn hơn 20 triệu thanh toán qua ngân hàng.

5. Thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng.

Căn cứ Thông tư 156/2013/TT-BTC, hoàn thuế GTGT được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế.

  • Hồ sơ hoàn thuế gồm: Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước (mẫu 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC) và các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.

Bước 2: Nộp hồ sơ hoàn thuế.

  • Hồ sơ hoàn thuế được nộp một bộ tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc tại cơ quan hải quan có thẩm quyền hoàn thuế. Người nộp thuế được gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc gửi qua đường bưu chính.

Bước 3: Xử lý hồ sơ, ra quyết định và trả tiền thuế GTGT cho người nộp thuế.

  • Khoản 1 Điều 59 Thông tư 156/2013/TT-BTC, Cục Thuế căn cứ Quyết định hoàn thuế, lập Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu quy định; căn cứ Quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước, lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước theo mẫu quy định gửi Kho bạc nhà nước đồng cấp.

6. Thời gian giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng.

Căn cứ Thông tư 99/2016/TT-BTC, thời hạn giải quyết yêu cầu hoàn thuế được chia thành 02 trường hợp:

- Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau:

  • Nếu hồ sơ hoàn thuế không thuộc đối tượng và trường hợp được hoàn hoặc chưa đủ thông tin để xác định thì cơ quan thuế gửi thông báo cho người nộp thuế trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
  • Nếu đủ điều kiện hoàn thuế thì cơ quan thuế ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

- Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau: Cơ quan thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và ban hành quyết định hoàn thuế trong thời hạn không quá 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoàn thuế.

- Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh chi hoàn thuế cho người nộp chậm nhất là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước.

7. Công việc của dịch vụ hoàn thuế GTGT.

- Lập hồ sơ hoàn thuế GTGT.

  • Tiếp cận tờ khai thuế GTGT hàng tháng và các thông tin/hồ sơ liên quan đến công việc hoàn thuế GTGT;
  • Kiểm tra tổng thể hồ sơ/chứng từ và xác định số thuế được hoàn của doanh nghiệp.
  • Lập bộ hồ sơ hoàn thuế theo đúng quy định của Pháp luật và Luật thuế GTGT;
  • Nộp hồ sơ hoàn thuế của doanh nghiệp tới cơ quan thuế;
  • Trực tiếp giao dịch với cơ quan thuế để cung cấp bổ sung những  hồ sơ/chứng từ cần thiết khi cơ quan thuế yêu cầu;

- Kiểm tra và hoàn thiện những hồ sơ/chứng từ để phục vụ giải trình khi hoàn thuế GTGT.

  • Kiểm tra lại toàn bộ tờ khai thuế GTGT hàng tháng của doanh nghiệp;
  • Kiểm tra toàn bộ hệ thống hóa đơn đầu vào/đầu ra đối chiếu với tờ khai;
  • Kiểm tra toàn bộ hệ thống Hợp đồng kinh tế đầu vào đầu ra ứng với hệ thống hóa đơn đầu vào, đầu ra;
  • Kiểm tra toàn bộ các chứng từ ngân hàng đặc biệt là đối với các hóa đơn >20.000.000đ;
  • Kiểm tra toàn bộ hệ thống chứng từ/sổ sách kế toán/báo cáo tài chính/báo cáo thuế tính đến thời điểm hoàn thuế;
  • Kiểm tra các chứng từ khác nếu có: Hồ sơ xuất nhập khẩu(Tờ khai, hợp đồng, Giấy báo hàng đến, Bảo hiểm hàng hóa, C/O…….);
  • Hoàn thiện hệ thống chứng từ/sổ sách kế toán/báo cáo tài chính/báo cáo thuế tính đến thời điểm hoàn thuế theo đúng chuẩn mực Kế toán và Pháp luật Việt Nam.

- Giải trình số liệu khi cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ hoàn thuế GTGT.

  • Giải trình các số liệu khi cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ hoàn thuế GTGT;
  • Điều chỉnh những sai sót về số liệu(nếu có) khi cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ hoàn thuế yêu cầu;
  • Hoàn tất các thủ tục/yêu cầu(nếu có) từ cơ quan thuế trong việc hoàn thuế GTGT;
  • Cùng doanh nghiệp nhận Biên bản kiểm tra thủ tục hoàn thuế trong việc hoàn thuế GTGT;
  • Nhận quyết định được hoàn thuế GTGT từ cơ quan thuế theo quy định của Pháp luật; Kiểm tra Kho bạc chuyển tiền thuế được hoàn về tài khoản của doanh nghiệp có đúng với số tiền  theo Quyết định được hoàn của cơ quan thuế.

8. Dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng của Công ty Luật ACC.

Không phải ai cũng biết cách thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng một cách nhanh chóng và dễ dàng. Những người chưa từng có kinh nghiệm hoàn thuế giá trị gia tăng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bạn không biết phải bắt đầu từ đây, hồ sơ cần chuẩn bị những gì. Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy nhanh chóng liên hệ với Công ty Luật ACC để được tư vấn hoàn thuế. ACC sẽ là nơi lựa chọn tuyệt vời khi bạn quyết định sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Với nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp lý, thuế, thành lập công ty… Đội ngũ nhân viên, luật sư giàu kinh nghiệm làm việc, luôn nắm bắt kịp thời những thay đổi của pháp luật, nhiệt tình với khách hàng. Ngoài ra ACC còn nhận được rất nhiều sự tin tưởng và hài lòng của các cá nhân, doanh nghiệp. Những điều đó đã khiến cho Công ty Luật ACC ngày càng vững mạnh. ACC cam kết sẽ làm bạn hài lòng khi sử dụng dịch vụ mà chúng tôi mang đến. 

Hy vọng bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng dễ dàng và nhanh chóng. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và yêu mến Công ty Luật ACC.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (497 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo