Hoàn cảnh lịch sử giai đoạn 1945 - 1946

Giai đoạn 1945 - 1946 ở Việt Nam là giai đoạn sau cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945. Vậy hoàn cảnh lịch sử giai đoạn 1945 - 1946 diễn ra như nào ? Bài viết sau đây, ACC sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung Hoàn cảnh lịch sử giai đoạn 1945 - 1946 để bạn có thể hiểu rõ hơn về lịch sử Việt Nam.

Hoàn cảnh lịch sử giai đoạn 1945 - 1946 
Hoàn cảnh lịch sử giai đoạn 1945 - 1946

I. Trước Cách mạng tháng 8

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), tình hình chính trị ở Đông Dương ngày càng trở nên phức tạp. Ngoài mặt, chính phủ Nhật hoàng vẫn tỏ ra “không có tham vọng về đất đai đối với Đông Dương” và tuyên bố “sẵn sàng giúp đỡ bằng tất cả mọi phương tiện cho dân tộc Việt Nam đã từ bao lâu dưới chính quyền áp chế và hằng trông ngóng cái ngày đạt mục đích cuộc độc lập quốc gia xứng đáng với danh hiệu của từ ấy

Để khẳng định thêm “thiện chí” của mình, ngày 18.5.1945, trước Hoàng đế Việt Nam, Tổng Tư lệnh quân đội Nhật ở Đông Dương đã phát biểu: “Chúng tôi không khi nào nghĩ đến việc tham dự vào chính sách nội trị của Việt Nam độc lập nếu chính sách ấy không gây trở ngại cho kế hoạch hành binh của quân đội Nhật

Nhưng trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Hệ thống chính quyền cũ ở Đông Dương vẫn được giữ nguyên, chỉ thay thế người Pháp bằng người Nhật dưới danh nghĩa “Cố vấn”. Nhật nắm giữ quyền cai quản các cơ quan quan trọng như Sở Liêm phóng, Sở Thông tin tuyên truyền và Báo chí Bắc Kỳ, một phần Sở Thông tin tuyên truyền và Báo chí Trung ương, Sở Kiểm duyệt, Nha Học chính, Nha Kiểm soát tài chính và Sở Kho bạc Bắc bộ.

Tiếp đó, Toàn quyền Đông Dương mới (người Nhật) chỉ giữ lại ba viên chức người Pháp làm việc tại Sở LTTVĐD như những Cố vấn bên cạnh Giám đốc người Nhật, đồng thời bổ nhiệm ba viên chức người Việt vào các chức vụ Phó Giám đốc, Trưởng phòng Thư viện và Trưởng phòng Lưu trữ[4].

Theo báo cáo về hoạt động của Sở LTTVĐD từ ngày 10.3 đến 23.8.1945 thì “Sau khi các viên chức người Pháp bị thải hồi, Phó Giám đốc Ngô Đình Nhu đã tới Hà Nội và đã có ba tuần gặp gỡ với Giáo sư S. Kudo.

II. Sau Cách mạng tháng 8

1.Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau Cách mạng Tháng Tám

Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời,  công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đứng trước bối cảnh vừa có những thuận lợi cơ bản, vừa gặp phải nhiều khó khăn to lớn, hiểm nghèo.

Về thuận lợi

– Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên xô đứng đầu được hình thành, phong  trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển, trở thành một dòng thác cách  mạng. Phong trào dân chủ và hòa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ.

– Ở trong nước, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, có hệ thống từ Trung  ương đến cơ sở. Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh của đất nước. Toàn dân tin  tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí  Minh làm Chủ tịch.

Về khó khăn

– Thế giới: với danh nghĩa Đồng Minh đến tước khí giới của phát xít Nhật, quân đội các  nước đế quốc ồ ạt kéo vào chiếm đóng Việt Nam và khuyến khích bọn Việt gian chống  phá chính quyền cách mạng nhằm xóa bỏ nền độc lập và chia cắt nước ta. Nghiêm trọng  nhất là quân Anh, Pháp đã đồng lõa với nhau nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, hòng tách  Nam bộ ra khỏi Việt Nam.

– Trong nước: khó khăn nghiêm trọng là hậu quả do chế độ cũ để lại như nạn đói, nạn dốt  rất nặng nề, ngân quỹ quốc gia trống rỗng; kinh nghiệm quản lý đất nước của cán bộ các cấp non yếu; nền độc lập của nước ta chưa được quốc gia nào trên thế giới công nhận và  đặt quan hệ ngoại giao.

“Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm” là những hiểm họa đối với chế độ mới, vận mệnh  dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”, Tổ quốc lâm nguy.

Hoàn cảnh lịch sử giai đoạn 1945 - 1946 

Hoàn cảnh lịch sử giai đoạn 1945 - 1946

2. Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của Đảng

Trước tình hình mới, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt phân tích  tình thế, dự đoán chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và sức  mạnh mới của dân tộc để vạch ra chủ trương và giải pháp đấu tranh nhằm giữ vững chính  quyền, bảo vệ nền độc lập tự do vừa giành được. Ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành  Trung ương Đảng ra chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, vạch con đường đi lên cho cách  mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.

Chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng:

+ Về chỉ đạo chiến lược: Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của cách mạng Việt Nam  lúc này là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này vẫn là “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên  hết”, nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập.

+ Về xác định kẻ thù: Đảng phân tích âm mưu của các đế quốc đối với Đông Dương và  chỉ rõ: “Kẻ thù chính của chúng ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung  ngọn lửa đấu tranh vào chúng”. Vì vậy phải lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực  dân Pháp xâm lược; mở rộng mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân;  thống nhất mặt trận Việt – Miên – Lào…

+ Về phương hướng, nhiệm vụ, Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần  khẩn trương thực hiện là: “Củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân”. Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt  thù, thực hiện khẩu hiệu: “Hoa – Việt thân thiện” đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và  “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp.

Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp xâm lược.  đã chỉ ra kịp thời những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng, nhất là nêu  rõ hai nhiệm vụ chiến lược mới của cách mạng Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám là  xây dựng đi đôi với bảo vệ đất nước. Đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể về đối nội,  đối ngoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống thù trong, giặc ngoài bảo vệ chính quyền  cách mạng.

3. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm

Kết quả: cuộc đấu tranh thực hiện chủ trương kháng chiến kiến quốc của Đảng giai đoạn  1945 – 1946 đã diễn ra rất gay go, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn  hóa, ngoại giao và đã giành được những kết quả hết sức quan trọng.

– Về chính trị – xã hội: đã xây dựng được nền móng cho một chế độ xã hội mới – chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cần thiết. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp  được thành lập thông qua phổ thông bầu cử. Hiến pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội  thông qua và ban hành. Bộ máy chính quyền từ Trung ương đến làng xã và các cơ quan  tư pháp, tòa án, các công cụ chuyên chính như Vệ quốc đoàn, Công an nhân dân được  thiết lập và tăng cường. Các đoàn thể nhân dân như Mặt trận Việt Minh, Hội Liên hiệp  quốc dân Việt Nam, Tổng Công đoàn Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được  xây dựng và mở rộng. Các đảng phái chính trị như Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội  Việt Nam được thành lập.

– Về kinh tế, văn hóa: đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây dựng ngân quỹ quốc gia. Các lĩnh  vực sản xuất được phục hồi. Cuối năm 1945, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, năm 1946 đời

sống nhân dân được ổn định và có cải thiện. Tháng 11/1946, giấy bạc “Cụ Hồ” được phát  hành. Đã mở lại các trường lớp và tổ chức khai giảng năm học mới. Cuộc vận động toàn  dân xây dựng nền văn hóa mới đã bước đầu xóa bỏ được nhiều tệ nạn xã hội và tập tục  lạc hậu. Phong trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện sôi nổi. Cuối 1946 cả nước  đã có thêm 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.

– Về bảo vệ chính quyền cách mạng: ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài  Gòn và mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Nam bộ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân  dân Nam bộ đứng lên kháng chiến và phát động phong trào Nam tiến chi viện Nam bộ,  ngăn không cho quân Pháp đánh ra Trung bộ. Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng mâu  thuẫn trong nội bộ kẻ thù, Đảng, Chính phủ ta đã thực hiện sách lược nhân nhượng với  quân đội Tưởng và tay sai của chúng để giữ vững chính quyền, tập trung lực lượng chống  Pháp ở miền Nam.


Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Hoàn cảnh lịch sử giai đoạn 1945 - 1946 do ACC cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung Hoàn cảnh lịch sử giai đoạn 1945 - 1946 . Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://accgroup.vn/ để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo