Cần hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần mới đủ?

Việc hòa giải tranh chấp là một trong những thủ tục hành chính bắt buộc khi tranh chấp đất đai xảy ra. Bởi vậy, vấn đề hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần nhận được nhiều sự quan tâm và Luật ACC sẽ hướng dẫn các bạn trong bài viết bên dưới!

Hòa giải là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp đất đai trên thực tế và đây được xem là thủ tục tiền tố tụng để khởi kiện vụ án ra Tòa án. Việc không có văn bản hòa giải sẽ là một trong những căn cứ để trả lại hồ sơ, không thụ lý. Trong bài viết bên dưới, để giúp quý khách hàng, Luật ACC sẽ giải đáp câu hỏi về hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần tới quý khách!

6-16

Đất đai là tài sản dễ xảy ra tranh chấp

1. Hòa giải tranh chấp đất đai là gì?

Hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp giải quyết tranh chấp về đất đai giữa những người sử dụng đất với nhau hoặc người sử dụng đất với nhà nước để làm hạn chế, chấm dứt các xích mích, mâu thuẫn và đi đến sự thống nhất ý chí bằng việc các bên thương lượng hoặc qua một bên thứ ba trung gian.

2. Tại sao cần phải hòa giải tranh chấp đất đai?

Quá trình phát triển đất nước cũng như kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hòa giải, đối thoại đóng vai trò đặc biệt quan trọng khi giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong xã hội. Với cách thức thân thiện, đồng thuận trên nguyên tắc chia sẻ, cảm thông, hòa giải, đối thoại góp phần hàn gắn những mâu thuẫn, rạn nứt, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, ngăn ngừa các tranh chấp trong tương lai, tạo sự đồng thuận, xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân, góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Hòa giải thành trong tranh chấp đất đai giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp mà không phải mở phiên tòa xét xử; kết quả hòa giải thành phần lớn được các bên tự nguyện thi hành; vụ việc không phải trải qua thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm theo quy định của các luật tố tụng; tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các bên liên quan và Nhà nước; hạn chế tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc trong dư luận. Đối với Tòa án, đổi mới, tăng cường và nâng cao hiệu quả hòa giải, đối thoại là giải pháp căn cơ, giúp giải quyết khối lượng công việc ngày càng nặng nề, trong bối cảnh hàng năm các tranh chấp, khiếu kiện không ngừng tăng lên cả về số lượng và tính chất phức tạp.

Như vậy, khi tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai thì là thủ tục tiền tố tụng bắt buộc và làm căn cứ để giải quyết mâu thuẫn nếu hòa giải thành và Tòa án thụ lý đơn nếu hòa giải không thành.

3. Cần hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần mới đủ?

Đối với quy định về vấn đề hòa giải tranh chấp thì hiện nay không có quy định giới hạn số lần, hay nói cách khác là 1 vụ việc có thể được hòa giải đi, hòa giải lại nhiều lần. Tuy nhiên, theo quy định của Luật đất đai 2013 thì sau khi có biên bản hòa giải không thành thì các bên có thể khởi kiện đến tòa án hoặc gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp đến UBND cấp huyện, cấp tỉnh (tùy thẩm quyền).

Theo đó, về thực tế thì nếu như các bên thực sự muốn giải quyết tranh chấp thì họ chỉ cần hòa giải 1 lần, nếu hòa giải không thành thì họ sẽ thực hiện thủ tục để giải quyết tranh chấp ở các cấp khác. Quy định hiện nay chỉ giới hạn về thời gian hòa giải tại Điều 202 Luật đất đai 2013

"Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

  1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
  2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai."

4. Những câu hỏi thường gặp

Hồ sơ hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã?

+ Đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai;

+ Các tài liệu, chứng cứ khác (nếu có) như: Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở; bản sao: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trích lục thửa đất; giấy tay mua bán, sang nhượng đất; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; giấy Chứng minh nhân dân của người yêu cầu…

Hòa giải tranh chấp đất đai có bị giới hạn gì không?

Hiện nay, hòa giải tranh chấp đất đai bị giới hạn về thời gian hòa giải. Căn cứ Điều 202 Luật đất đai 2013:
Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã có bắt buộc trước khi khởi kiện đến Tòa án không?

Căn cứ Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự và Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, trường hợp tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, trước khi gửi đơn khởi kiện đến Tòa án phải qua hòa giải ở UBND cấp xã; ngược lại, đối với những tranh chấp khác thì thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã là không bắt buộc.

Trường hợp có sự thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất sau khi hòa giải thì xử lý như thế nào?

UBND cấp xã sẽ phải gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường để giải quyết.

Như vậy, pháp luật không quy định về số lần hòa giải tranh chấp đất đai mà phụ thuộc vào quan điểm, ý chí của một bên cho đến khi có văn bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành để đi đến một lựa chọn khác nhằm kết thúc tranh chấp trên thực tế.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật ACC về câu hỏi hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần mới đủ. Có thể nói, tranh chấp đất đai là một trong các loại tranh chấp phổ biến đòi hỏi các bên phải nắm rõ các quy định pháp lý hiện hành. Khi có nhu cầu, liên hệ với Luật ACC qua số hotline: 1900.3330 để biết thêm chi tiết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo