Có phải hòa giải là thủ tục bắt buộc trong Tố tụng dân sự?

Tố tụng dân sự là một trong những pháp luật hình thức để thực hiện pháp luật nội dung, giải quyết các vấn đề xảy ra trong đời sống thường nhật hằng ngày. Vậy, khi tranh chấp dân sự diễn ra thì hòa giải là thủ tục bắt buộc đúng không?

Hòa  giải là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp giữa các bên có thể trong quan hệ kinh doanh thương mại hay dân sự và được ưu tiên hàng đầu khi tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, có nhiều thắc mắc về việc xem thủ tục hòa giải là thủ tục bắt buộc trong mọi vụ án dân sự đúng không. Trong bài viết bên dưới, Luật ACC sẽ giải đáp cho quý khách hàng vấn đề này.

Mau-thong-bao-cham-dut-hop-dong-xay-dung

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp được khuyến khích thực hiện

1. Quy định về hòa giải trong Tố tụng dân sự

Hòa giải trong tố tụng là hình thức áp dụng tại Tòa án nhân dân, phát sinh khi có đơn khởi kiện liên quan đến tranh chấp dân sự dựa trên yêu cầu của các chủ thể giả thuyết có lợi ích bị ảnh hưởng. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, Tòa án với tư cách là cơ quan xét xử, có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật. Có thể thấy, theo quy định của pháp luật dân sự, hòa giải là một chế định bắt buộc trong thủ tục tố tụng nhằm tạo điều kiện cho các bên một cơ hội khác thỏa thuận lại các vấn đề phát sinh trong tranh chấp và đi đến quyết định giải quyết tranh chấp cuối cùng bằng ôn hòa (nếu hòa giải thành) hoặc quyết định giải quyết tranh chấp bằng biện pháp tư pháp – xét xử (nếu hòa giải không thành).

Hòa giải tại TAND đặt trách nhiệm chủ thể trung gian lên thẩm phán Tòa án. Đây là chủ thể có trình độ chuyên môn phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng.

Tương tự với hòa giải, đối thoại được áp dụng đối với các tranh chấp tố tụng hành chính với các khiếu kiện quyết định hành chính và hành vi hành chính về đất đai.

2. Có phải hòa giải là thủ tục bắt buộc trong Tố tụng dân sự?

Căn cứ vào quy định tại Điều 206, 207, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì hòa giải không phải là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự. Theo đó:

Điều 206 quy định về những vụ án dân sự không được hòa giải, gồm:

  • Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
  • Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Điều 207 quy định về những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được, gồm:

  • Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
  • Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
  • Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
  • Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Như vậy, có những vụ án dân sự không cần hòa giải, không được hòa giải, không tiến hành hòa giải được và bởi vậy, căn cứ trong những lĩnh vực cụ thể, pháp luật chuyên ngành thì hòa giải không phải là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự.

3. Thủ tục hòa giải trong tố tụng dân sự

  • Bước 1: Trước khi tiến hành phiên hòa giải, tòa án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải.
  • Bước 2: Khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
  • Bước 3: Khi đã có đầy đủ điều kiện để tiến hành hòa giải thì thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có cán bộ thư ký tòa án giúp việc ghi biên bản sẽ tiến hành giải phiên hòa giải. Thẩm phán công bố nội dung vụ án tranh chấp, phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền và nghĩa vụ của mình. Thẩm phán phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành hoặc không thành để các bên đương sự tự nguyện thương lượng thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
  • Bước 4: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phát biểu quan điểm của họ về vấn đề đang tranh chấp và đưa ra định hướng giải quyết. Đối với những ý kiến của đương sự đưa ra cách giải quyết bất hợp lý như khởi kiện tài sản không có căn cứ, yêu cầu bồi thường quá đáng thì thẩm phán chủ trì phải kịp thời phân tích, thẳng thắn chỉ cho họ biết yêu cầu của họ đưa ra là không hợp lý để họ cân nhắc lại.
  • Bước 5: Ra kết quả hòa giải, là hòa giải thành hoặc hòa giải không thành, được ghi đầy đủ trong biên bản hòa giải.

Với phương châm làm việc xuất phát từ cái tâm và trung thành với khách hàng. Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn, tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ tư vấn liên quan đến pháp luật dân sự hiện hành, trong đó có câu hỏi thủ tục hòa giải là thủ tục bắt buộc trong mọi vụ án dân sự đúng hay sai. Với đội ngũ chuyên viên tận tình, giàu kinh nghiệm thực tế, khi quý khách hàng có tìm hiểu về quy định pháp luật chung về hòa gi hãy liên hệ với chúng tôi để nhận dịch vụ tốt nhất qua:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (731 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo