1.Hóa đơn giá trị gia tăng là gì?
Hoá đơn giá trị gia tăng là gì
Hóa đơn giá trị gia tăng được hiểu là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
– Hoạt động vận tải quốc tế;
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hoá đơn giá trị gia tăng và các quy định của hóa đơn giá trị gia tăng.
Khái niệm hóa đơn giá trị gia tăng
Hóa đơn giá trị gia tăng (hay được gọi phổ biến bằng cái tên“Hóa đơn đỏ”) thực chất là là một loại chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên mua, sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Hành động này thường được nhắc đến bằng cụm từ “xuất hóa đơn”.
Loại hóa này theo mẫu do Bộ tài chính ban hành và hướng dẫn thực hiện, áp dụng cho các tổ chức cá nhân kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức
– Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
– Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;
– Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.
Quy định hóa đơn giá trị gia tăng
Những nội dung bắt buộc và một số quy định về hoá đơn gtgt.
Những nội dung bắt buộc trên hoá đơn GTGT
Hóa đơn giá trị gia tăng phải có thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán và người mua (nếu có), danh mục hành hóa dịch vụ, ngày thực hiện giao dịch, tổng giá trị hàng hóa dịch vụ, giá trị tính thuế GTGT, thuế suất GTGT và giá trị thuế GTGT.
Điều làm hóa đơn GTGT quan trọng nằm ở chỗ nó là hóa đơn có giá trị về mặt pháp lý. Nó tách riêng giá trị thực của hàng hóa và phần giá trị tăng thêm, là căn cứ để khấu trừ thuế.
2. Hóa đơn đỏ là gì?
Về bản chất, hóa đơn đỏ có tên như vậy chỉ bởi chúng có màu đỏ (hoặc màu hồng đỏ).
Và theo định nghĩa chuẩn: Hóa đơn đỏ là một chứng từ chứng minh cho việc giao dịch mua bán hàng hóa của đôi bên và từ đó xác định số thuế phải nộp vào ngân sách.
Hóa đơn đỏ (tiếng Anh là Red Invoice) là một loại chứng từ thể hiện các giá trị hàng bán hoặc các dịch vụ cung cấp của người bán tới người mua. Nội dung trên hóa đơn đỏ cần phải có thông tin người bán, người mua (tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ) và giá trị hàng bán, dịch vụ đã bao gồm cả thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
Khi nói về hóa đơn đỏ, người ta sẽ ngầm hiểu đó là hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn VAT) liên 2 giao lại cho khách để khẳng định là đã mua hàng.
Và điều này đúng khi trên thế giới khi “Red invoice” là tên gọi sử dụng cho hóa đơn thuế giá trị gia tăng (VAT) của Việt Nam.
Tuy nhiên, hóa đơn đỏ cũng không hoàn toàn là hóa đơn VAT, bởi còn khá nhiều người vẫn gọi hóa đơn bán hàng trực tiếp là hóa đơn đỏ (loại hóa đơn này cũng có màu đỏ).
Hóa đơn đỏ dùng để làm gì?
Hóa đơn đỏ được sử dụng hàng ngày, hàng giờ mỗi khi một bên bán cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho một bên mua và nó được dùng làm căn cứ xác định số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước (nếu hóa đơn đỏ là hóa đơn giá trị gia tăng).
Thông thường với tổng hóa đơn thanh toán từ 200.000 đồng trở lên, bên bán sẽ phải xuất hóa đơn đỏ. Việc người mua (người tiêu thụ sản phẩm) lấy hóa đơn đỏ khi mua hàng sẽ góp phần giúp Nhà nước giám sát bên bán có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế hay không.
Theo Nghị định 109/2013/NĐ-CP có quy định rõ các mức phạt đối với các trường hợp người bán không lập hóa đơn hoặc có lập hóa đơn nhưng không giao cho khách, mức phạt nhẹ nhất là 4 triệu và nặng nhất lên tới 20 triệu đồng.
3.So sánh hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn đỏ
Giống nhau:
- Hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng đều được lập khi doanh nghiệp bán hàng và xuất hàng cho khách
Khác nhau:
Tiêu chí | Hóa đơn giá trị gia tăng
|
Hóa đơn đỏ
|
Đối tượng lập hóa đơn
|
Các tổ chức khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
|
|
Đối tượng phát hành
|
Doanh nghiệp có thể tự in, hóa đơn điện tử, hóa đơn đặt in | Doanh nghiệp phải lên cơ quan thuế để mua |
Thuế suất | Có dòng thuế suất và tiền thuế thể hiện đầy đủ trên hóa đơn | Không có dòng thuế suất và tiền thuế thể hiện đầy đủ trên hóa đơn |
Chữ ký
|
Có cả chữ ký của người bán và chữ ký của giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền | Chỉ có chữ ký của người bán hàng hóa |
Hình thức kê khai
|
Doanh nghiệp kê khai cả hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào đủ điều kiện khấu trừ | Chỉ kê khai hóa đơn đầu ra, không kê khai hóa đơn đầu vào |
Quy định về Thuế GTGT
|
Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng: Không được khấu trừ nên chỉ cần kê khai vào Chỉ tiêu 23 trên Tờ khai 01/GTGT (hoặc không cần kê khai vì không có thuế GTGT) Hóa đơn đầu vào là hóa đơn GTGT: Trong trường hợp đủ điều kiện khấu trừ, được khấu trừ và kê khai vào Chỉ tiêu 25 trên tời khai 01/GTGT
|
Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng: Không cần phải kê khai, chỉ hoạch toán. Những doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp trực tuếp chỉ phải kê khai những hóa đơn bán hàng đầu ra (Đầu vào không cần kê khai) Hóa đơn đầu vào là hóa đơn GTGT: Không cần kê khai hóa đơn đầu vào, phần thuế GTGT hoạch toán vào nguyên giá của hàng hóa, tài sản, chi phí.
|
Nội dung bài viết:
Bình luận