Hóa đơn khống là gì? Quy chế xử phạt hóa đơn khống

Hóa đơn là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp thường xuyên sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay hiện tượng xuất hóa đơn khống ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý của cơ quan nhà nước. Vậy hóa đơn khống là gì?quy chế xử phạt hóa đơn khống như thế nào? Bài viết dưới đây của ACC sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc một cách chi tiết và cụ thể.

Hoa Don Khong La Gi

Hóa đơn khống là gì? Quy chế xử phạt hóa đơn khống

1. Hóa đơn khống là gì?

Hóa đơn khống (hay hóa đơn xuất khống) là những hóa đơn được lập ra nhưng không có thật. Hoặc chỉ có một phần thông tin là đúng sự thật còn lại là khai khống để đáp ứng nhu cầu của người mua.

Theo quy định tại khoản 9, Điều 3 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP thì việc lập khống hóa đơn là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
=>> Xem chi tiết Nghị định số 51/2010/NĐ-CP tại đây.

- Các hình thức vi phạm cụ thể như sau:
  • Hóa đơn giả: là loại hóa đơn được in, hoặc tạo ra theo khuôn mẫu một loại hóa đơn khác đã phát hành trước đó hoặc trùng số của một ký hiệu hóa đơn.
  • Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng: tức là hóa đơn đã được tạo ra nhưng chưa có bất kì thông báo chính thức nào về việc phát hành hóa đơn này trên thị trường
  • Hóa đơn hết giá trị sử dụng: Đây là loại hóa đơn đã hoàn tất thủ tục phát hành nhưng tổ chức hay cá nhân không sử dụng nữa. Hoặc hóa đơn bị mất sau khi phát hành và đã thông báo mất với cơ quan thuế, hóa đơn đã ngừng sử dụng mã số thuế.

2. Quy chế xử phạt khi xuất hóa đơn khống.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc sử dụng hóa đơn khống là hành vi bất hợp pháp. Do đó, đối với những trường hợp xuất hóa đơn khống sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật tùy vào từng mức độ vi phạm của cá nhân, tổ chức.
Quy Dinh Xu Phat Voi Hanh Vi Su Dung Hoa Don Khong

2.1. Doanh nghiệp lập hóa đơn khống không nhằm mục đích trốn thuế.

- Căn cứ theo quy định của Bộ Tài chính tại Khoản 5, Điều 11, Thông tư số 10/2014/TT-BTC về việc sử dụng hóa đơn khống: “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này) hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này)”.
Như vậy, tất cả những trường hợp sử dụng hóa đơn khống không vì mục đích trốn thuế hay gian lận thuế thì đều phải chịu hình phạt từ 20 - 50 triệu đồng.
- Tuy nhiên, mức phạt này sẽ không áp dụng đối với những hành vi:
  • Không lập thông báo phát hành hóa đơn với cơ quan chức năng trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng.
  • Cá nhân, tổ chức không lập đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định (trừ các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Tài chính).

2.2. Doanh nghiệp lập hóa đơn khống với mục đích trốn thuế.

2.2.1. Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn khống trốn thuế hoặc gian lận thuế dưới 100 triệu đồng.

Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
Theo Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:
“Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên”
“Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ”
“Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có một tình tiết tăng nặng”
“Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế có hai tình tiết tăng nặng”
“Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên”
Ngoài ra, đối với tất cả các trường hợp vi phạm và bị xử phạt trên thì sẽ bắt buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước.

2.2.2. Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn khống trốn thuế hoặc gian lận thuế trên 100 triệu đồng.

Với các hành vi được xác định là trốn hoặc gian lận thuế số tiền trên 100 triệu đồng thì sẽ có các mức phạt như sau:

  • Trường hợp trước đó đã từng bị phạt tiền từ 100 - 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng thì sẽ bị phạt tiền từ 100 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
  • Các trường hợp phạm tội trốn thuế theo quy định tại Khoản 2, Điều 200, Mục 2 của Bộ luật hình sự hiện hành thì bị phạt tiền từ 500 triệu - 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 đến 03 năm.

3. Giải pháp hạn chế tình trạng sử dụng hóa đơn khống.

Đối mặt với tình trạng hóa đơn khống ngày càng gia tăng, vậy có giải pháp nào cho tình trạng này hay không?

Hiện nay, cách tốt nhất đó chính là khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử thay vì dùng hóa đơn giấy. Điều này mang lại nhiều kỳ vọng không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả cơ quan thuế.

Bài viết trên đây không những giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc Hóa đơn khống là gì? mà còn giúp các bạn nắm rõ được Quy chế xử phạt hóa đơn khống? Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào có thể liên hệ với chúng tôi qua https://accgroup.vn/

Bạn có thể quan tâm =>> Tham khảo Hóa đơn điện tử VNPT ưu điểm và nhược điểm như thế nào? tại đây.

Các câu hỏi liên quan

Đối tượng nào là người phải chịu trách nhiệm nếu có hành vi xuất hóa đơn khống?

- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn. Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chủ thể phạm tội sẽ bao gồm cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ hoặc người của tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Những rủi ro tiềm ẩn khi buôn bán hóa đơn khống?

- Bên bán khống hóa đơn có thể ngưng hoạt động, bỏ trốn, bị kiểm tra, bị bắt, bị phạt bất cứ lúc nào... và đối với doanh nghiệp mua hóa đơn nếu nhẹ thì xuất toán, yêu cầu giải trình, nặng thì truy tố "hình sự".

- Các công ty/doanh nghiệp có dấu hiệu mua bán hóa đơn khống luôn nằm trong vòng "kiểm soát" đặc biệt của cơ quan quản lý thuế.

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo