Hóa đơn đỏ là gì? Khi xuất hóa đơn đỏ cần lưu ý những điều gì? Hóa đơn không có dấu đỏ có hợp lệ hay không? Nếu bạn đang thắc mắc những vấn đề trên thì đừng bỏ qua bài viết này.
1. Hóa đơn đỏ là gì?
Hóa đơn đỏ được hiểu là một loại chứng từ có giá trị pháp lý giúp thể hiện giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán cung cấp cho người mua, được dùng làm căn cứ để xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách Nhà nước.
Mẫu hóa đơn đỏ.
Thực tế, hóa đơn đỏ hay còn có tên gọi khác là hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn VAT được Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp tự in sau khi đã đăng ký mẫu với cơ quan thuế.
Một doanh nghiệp khi phát sinh giao dịch cần đặt in hóa đơn đỏ theo quy định pháp luật thì cần phải được Chi cục thuế quản lý trực tiếp cho phép rồi sau đó mới liên hệ với cơ sở in hóa đơn để đặt in theo yêu cầu.
2. Các lưu ý khi xuất hóa đơn đỏ
Các lưu ý khi xuất hóa đơn đỏ.
Thông thường, hóa đơn đỏ (hóa đơn GTGT, hóa đơn VAT) sẽ được lập thành 3 liên, tương ứng với 3 màu là liên trắng, liên đỏ, liên xanh. Khi xuất hóa đơn đỏ, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Người viết phải kẹp 3 liên hóa đơn viết cùng 1 lúc để đảm bảo nội dung các liên là đồng nhất. Tuyệt đối không tách các liên ra viết riêng lẻ.
- Trên nội dung hóa đơn VAT, thông tin người mua phải được ghi đầy đủ, chính xác.
- Nội dung trên hóa đơn này phải đảm bảo không được tẩy xóa, sửa và phải được viết chỉ 01 màu mực.
- Nội dung hóa đơn đỏ khi viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết đè chữ lên nhau và phải gạch chéo phần còn trống.
- Số hóa đơn GTGT phải được lập liên tục theo số thứ tự nhỏ đến lớn.
- Thời gian ngày, tháng, năm sẽ ghi vào thời điểm phát sinh giao dịch hoặc khi đã hoàn thành giao dịch cung cấp hàng hóa hay dịch vụ cho người mua.
- Hình thức thanh toán được chấp nhận sẽ là tiền mặt hoặc chuyển khoản.
3. Khi nào các doanh nghiệp được xuất hóa đỏ?
Doanh nghiệp chỉ được phép xuất hóa đơn đỏ khi và chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sử dụng theo quy định của pháp luật.
Khi nào các doanh nghiệp được xuất hóa đỏ?
Đối với các doanh nghiệp đã thành lập từ lâu thì doanh nghiệp phải là đơn vị được thành lập hợp pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tên riêng đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau đó, các doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.
Đối với các doanh nghiệp mới thành lập thì có thể tự nguyện đăng ký thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi đáp ứng được một trong những điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp đang hoạt động, có nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ hoặc đã thực hiện đầu tư, mua sắm hay nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ.
- Là doanh nghiệp đã có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc được phép in hóa đơn GTGT bởi đã đăng ký phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Trường hợp doanh nghiệp được đặt in hóa đơn hoặc tự in hóa đơn thì phải thỏa mãn các điều kiện về đặt in hóa đơn, tự in hóa đơn theo quy định của pháp luật.
- Với các doanh nghiệp đã đăng ký phương pháp khấu trừ thuế theo phương pháp trực tiếp thì phải thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gửi lên Chi cục thuế hoặc Cục thuế nơi doanh nghiệp chịu sự quản lý.
Lưu ý rằng, các doanh nghiệp khi làm thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gửi lên Chi cục thuế phải ghi rõ tên người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động; đồng thời trình bày lý do và kiến nghị của mình.
Theo quy định, các doanh nghiệp sau khi đã đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì được sử dụng hóa đơn đỏ (hóa đơn GTGT) hợp pháp.
Nội dung bài viết:
Bình luận