Hướng dẫn cách lập hóa đơn điện tử 2 loại thuế suất như thế nào cho đúng theo Luật quy định? Hãy cùng luật ACC tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau nhé!
1. Các hình thức của hóa đơn
Theo quy định của pháp luật thì hóa đơn gồm các hình thức sau:
– Hóa đơn điện tử. Đây là loại hóa đơn tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, loại hóa đơn được lập, khởi tạo, nhận, gửi, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản khác hướng dẫn thi hành;
– Hóa đơn tự in là loại hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra. Được in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi thực hiện hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
– Hóa đơn đặt in là loại hóa đơn được do các tổ chức, cá nhân kinh doanh đặt các đơn vị in theo mẫu nhằm mục đích sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của mình hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in theo mẫu do bộ tài chính quy định để bán, cấp cho các cá nhân, tổ chức, hộ.
2. Có được viết hóa đơn nhiều loại thuế suất không?
Có những doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại mặt hàng với các loại thuế suất khác nhau từ không chịu thuế, 0%, 5% hoặc 10%.
Tại điều 4, Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:
“…g) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ…”
Tại Phụ lục 04, điểm 2.6 Thông tư 39/2014/TT-BTC có hướng dẫn về việc viết hóa đơn có nhiều thuế suất như sau:
Trường hợp hàng hoá bán ra có thuế suất thuế GTGT khác nhau phải lập bảng kê riêng cho hàng hoá bán ra theo từng nhóm thuế suất.
Căn cứ các hướng dẫn trên, Doanh nghiệp được phép thiết kế mẫu hoá đơn cho phù hợp. Để thuận tiện trong việc sử dụng của đặc thù kinh doanh, và tính thẩm mỹ của hoá đơn thì dòng thuế suất thuế GTGT được thiết kế thành cột riêng. Hoặc các mặt hàng có cùng loại thuế suất được viết thành từng mục riêng. Cuối mỗi loại mặt hàng có cùng thuế suất có dòng thuế suất ….%, tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán. Các nội dung bắt buộc khác thực hiện theo quy định. Ví dụ:
Đối với loại hóa đơn này, Doanh nghiệp vẫn đặt in và làm thông báo phát hành bình thường theo Quy định.
Nếu Doanh nghiệp đã đặt in và phát hành hóa đơn chỉ có 1 dòng thuế suất thuế GTGT, khi phát sinh bán hàng các mặt hàng có nhiều loại thuế suất khác nhau thì phải lập mỗi loại thuế suất một hóa đơn, hoặc dùng bảng kê để kê rõ những mặt hàng với từng nhóm thuế suất khác nhau để tổng hợp.
3. Hướng dẫn cách lập hóa đơn điện tử 2 loại thuế suất
Theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Tại thông tư 39/2014/TT-BTC có hướng dẫn việc lập hóa đơn GTGT tại điều 4 như sau:
“Điều 4. Nội dung trên hóa đơn đã lập
g) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.”
Cũng tại thông tư 39/2014/TT-BTC tại điểm b khoản 2.6 Phụ lục 4 thông tư 39 có hướng dẫn đối với việc doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa có nhiều mức thuế suất khác nhau như sau:
Trường hợp hàng hoá bán ra có thuế suất thuế GTGT khác nhau phải lập bảng kê riêng cho hàng hoá bán ra theo từng nhóm thuế suất.”
Vậy theo thông tư 39/2014/TT-BTC Pháp luật không cấm việc lập hóa đơn có nhiều mức thuế suất khác nhau. Để đơn giản hóa thủ tục hành chính cũng như giúp doanh nghiệp chủ động trong việc tự thiết kế biểu mẫu hóa đơn riêng cho đặc thù từng doanh nghiệp Các mẫu hoá đơn tại phụ lục chỉ mang tính tham khảo. Vì thế nếu yêu cầu đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần thiết phải xuất hóa đơn có nhiều mức thuế suất khác nhau doanh nghiệp có thể thiết kế mẫu hóa đơn riêng thể hiện số dòng hoặc cột thuế xuất khác nhau để thể hiện được nhiều mức thuế suất trên cùng 1 hóa đơn chỉ cần đảm bảo đầy đủ các tiêu thức bắt buộc. Tuy nhiên trong trường hợp nếu hóa đơn doanh nghiệp đã thiết kế chỉ có 1 dòng thuế suất thì để đảm bảo việc viết hóa đơn dễ hiểm tránh hiểu lầm cho người đọc thì tốt nhất doanh nghiệp viết riêng các mặt hàng có cùng mức thuế suất trên 1 hóa đơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận