Quy định về hóa đơn bán lẻ hợp lệ [cập nhật 2024]

Trong kinh doanh, các chủ cửa hàng, doanh nghiệp thường sử dụng hóa đơn bán lẻ như một công cụ hữu ích bởi nhiều vai trò quan trọng của chúng trong quá trình giao dịch với khách hàng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không hiểu rõ quy định về hóa đơn bán lẻ. Vậy làm thế nào để có một hóa đơn bán lẻ hợp lệ, trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu với ACC nhé.

1. Hóa đơn bán lẻ là gì?

Hiểu đơn giản, hóa đơn bán lẻ là loại hóa đơn người bán sẽ lập và xuất cho người mua ngay khi phát sinh một giao dịch mua bán có tổng trị giá hơn 200.000 đồng (Theo Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 34/2014/TT-BTC).

Trong trường hợp người mua không muốn lấy hóa đơn bán lẻ hoặc không cung cấp họ tên, địa chỉ, mã số thuế thì người bán vẫn phải lập hóa đơn bán lẻ và viết rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp mã số thuế”.

Hóa đơn Bán Lẻ Hợp Lệ

Mẫu hóa đơn bán lẻ hợp lệ 2022

2. Phân loại hóa đơn bán lẻ hợp lệ 

Nhìn chung, trên thị trường có 3 loại hóa đơn bán lẻ:

  • Hóa đơn bán lẻ 1 liên
  • Hóa đơn bán lẻ 2 liên
  • Hóa đơn bán lẻ 3 liên

2.1 Hóa đơn bán lẻ 1 liên

Hóa đơn bán lẻ 1 liên là loại hóa đơn người bán sẽ xuất cho người mua nhằm đảm bảo sự minh bạch trong mua bán. Nghĩa là, người mua có thể xem lại danh sách sản phẩm, dịch vụ đã mua cũng như số lượng, đơn giá của từng loại sản phẩm. Việc làm này sẽ gia tăng sự uy tín cũng như chuyên nghiệp của cửa hàng, doanh nghiệp.

Các loại hóa đơn bán lẻ thường được in thành một tập, có nếp xé để thuận tiện trong quá trình giao dịch. Chủ cửa hàng, doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm nhiều mẫu hóa đơn bán lẻ khác nhau trên khắp các nhà sách toàn quốc. Ngoài ra, họ cũng có thể tự thiết kế hóa đơn bán lẻ sao cho phù hợp với mong muốn của mình.

2.2 Hóa đơn bán lẻ 2 liên

Liên thứ nhất của hóa đơn bán lẻ 2 liên vẫn sẽ được xuất cho người mua, còn người bán sẽ giữ lại liên thứ hai để phục vụ cho công tác lưu trữ, đối chiếu có thể phát sinh trong tương lai. Ngoài ra, đây cũng là cách giúp chủ kinh doanh quản lý được lượng sản phẩm xuất ra hàng ngày, hàng tuần,..., giảm thiểu tình trạng thất thoát không đáng có.

Để việc sao kê nội dung diễn ra thuận tiện, hóa đơn bán lẻ 2 liên (hoặc 3 liên) thường được làm bằng giấy than hoặc giấy in kim. Với công dụng đặc biệt, loại giấy này sẽ cho phép nội dung được viết trên liên thứ nhất sao chép hoàn toàn lên liên 2, liên 3 mà không cần viết nhiều lần, giúp tiết kiệm thời gian, công sức. 

2.3 Hóa đơn bán lẻ 3 liên

Điểm khác biệt duy nhất của loại hóa đơn này so với 2 loại trên chỉ là số lượng liên của nó. Với liên thứ 3, người bán sẽ xuất cho bên trung gian thứ 3 như đơn vị vận chuyển, bán hàng online,... để bên đó nắm được, giúp quá trình hợp tác diễn ra rõ ràng, nhanh chóng.

3. Đối tượng sử dụng hóa đơn bán lẻ hàng hóa

Mặc dù không có nhiều giá trị pháp lý, đối tượng sử dụng hóa đơn bán lẻ hàng hóa vẫn được quy định rõ tại Điều 13 Thông tư 39/2014/TT-BTC. Để có một hóa đơn bán lẻ hợp lệ, những đối tượng đó bao gồm:

  • Những tổ chức không phải doanh nghiệp, hộ cá nhân và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh các hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn bán lẻ để giao cho khách hàng.
  • Đối với những đối tượng không thuộc danh sách trên mà thực hiện bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế sẽ không cấp hóa đơn bán lẻ.

4. Cách viết các nội dung trên hóa đơn bán lẻ hợp lệ 

Trên hóa đơn bán lẻ hợp lệ cần đảm bảo những thông tin sau:

  • Số hóa đơn: Đây là số thứ tự của hóa đơn bán lẻ, cần viết lại chính xác để thuận tiện cho việc tra cứu về sau.
  • Ngày phát hành hóa đơn: Là thời điểm người bán trao cho người mua quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
  • Thông tin người mua, người bán: Bao gồm họ tên, số điện thoại liên lạc, nơi công tác,...
  • Số lượng hàng hóa dịch vụ, đơn giá và thành tiền: Được tính theo công thức: Thành tiền = Số lượng x Đơn giá.
  • Giảm giá nếu có
  • Chữ ký của người bán, người mua: Cần ký chính xác tên của người bán, người mua để xác nhận đã mua, bán hàng hóa, dịch vụ.

5. Mục đích khi sử dụng hóa đơn bán lẻ hợp lệ 

Vì hoá đơn bán lẻ là những hoá đơn chỉ được hạch toán nội bộ tại đơn vị mua bán mà không được kê khai khấu trừ thuế, nên giá trị về mặt thuế và pháp lý của chúng khá thấp. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một  điều rằng hoá đơn bán lẻ hợp lệ có vai trò quan trọng đối với các bên tham gia. Chúng thường có những vai trò sau:

  • Là bằng chứng có giá trị chứng minh sự phát sinh giao dịch mua bán giữa chủ cửa hàng, doanh nghiệp và khách hàng trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn.
  • Là công cụ đắc lực giúp chủ cửa hàng, doanh nghiệp quản lý lượng sản phẩm, dịch vụ trong quá trình mua bán, tránh tình trạng thất thoát sản phẩm vì nhiều lý do: sai sót trong quá trình thanh toán, thất lạc sản phẩm khi trưng bày,...
  • Phục vụ cho quá trình lưu trữ, đối chiếu thông tin trong tương lai với các hoạt động phát sinh như bảo hành sản phẩm, thu cũ đổi mới sản phẩm cho khách hàng,...

Trên đây là tất cả những quy định về hóa đơn bán lẻ hàng hóa cũng như cách viết hóa đơn bán lẻ hàng hóa hợp lệ. Tuy chỉ là những kiến thức cơ bản, ACC vẫn hy vọng rằng bạn đã có một cái nhìn toàn cảnh hơn về hóa đơn bán lẻ và những quy định xoay quanh. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, vui lòng liên hệ hotline 1900.3330 để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết. Ngoài ra, nếu có bất kỳ phản hồi gì, hãy đóng góp với chúng tôi theo đường mail hoặc website dưới đây để chúng tôi có thể cải thiện dịch vụ ngày một tốt hơn.

Email: [email protected]

Website: accgroup.vn 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo