Từ lâu, kinh doanh buôn bán đã là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Nhằm ghi lại giá trị các giao dịch phát sinh trong quá trình buôn bán đó, hóa đơn bán lẻ đã ra đời. Vậy hóa đơn bán lẻ hiểu chính xác là gì? Cần ghi hóa đơn bán lẻ như thế nào cho chính xác? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này với ACC nhé.
1. Hóa đơn bán lẻ là gì?
Hóa đơn bán lẻ là loại hóa đơn mà người bán sẽ xuất cho người mua khi giá trị đơn hàng trên 200.000 đồng (dù khách hàng không lấy hóa đơn) theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC. Đây là loại hóa đơn thường được sử dụng ở những cửa hàng nhỏ lẻ, không do Bộ tài chính phát hành. Ngoài ra, hóa đơn bán lẻ cũng không có nhiều giá trị về mặt pháp lý và không được chi cục thuế quản lý.
2. Các loại hóa đơn bán lẻ
2.1 Hóa đơn bán lẻ 1 liên
Đây là loại hóa đơn bán lẻ chỉ gồm 1 liên duy nhất. Liên này sẽ được giao cho người mua để họ có thể xem lại danh mục các sản phẩm đã mua, số lượng cũng như đơn giá của từng sản phẩm. Việc làm này giúp khách hàng nắm rõ giá cả những gì mình đã mua, tạo sự minh bạch trong mua bán.
Loại hóa đơn này thường được in thành quyển và có đường kẻ để xé ra khi bán hàng. Tùy vào nhu cầu thực tế, các cửa hàng có thể lựa chọn khổ giấy sao cho phù hợp.
2.2 Hóa đơn bán lẻ 2 liên
Đây là loại hóa đơn bán lẻ gồm 2 liên với 2 màu khác nhau. Liên 1 sẽ giao cho người mua còn liên 2 sẽ do cửa hàng giữ. Khi viết chữ lên liên 1, nhờ công dụng đặc biệt của loại giấy sản xuất ra hóa đơn bán lẻ, nội dung của liên 1 sẽ được sao kê lên liên 2 mà không cần phải viết thành 2 lần, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình mua bán.
Liên 2 được giữ lại với mục đích lưu trữ cũng như đối chiếu việc xuất hàng hóa. Đây là loại hóa đơn thường được sử dụng tại các doanh nghiệp hoặc cửa hàng kinh doanh sản phẩm có bảo hành với chính sách đổi trả rõ ràng, cần lưu lại thông tin để thuận tiện cho quá trình đối chiếu phát sinh sau này. Hóa đơn sẽ được đánh số, số được ghi trên liên 1 và liên 2 là giống nhau để việc đối chiếu thông tin diễn ra dễ dàng hơn.
2.3 Hóa đơn bán lẻ 3 liên
Tương tự như hóa đơn bán lẻ 2 liên, hóa đơn bán lẻ 3 liên sẽ có liên 2, liên 3 là bản sao của liên 1. Hóa đơn này thường được sử dụng khi có mặt thêm đơn vị trung gian (đơn vị vận chuyển, bán hàng qua mạng,...) trong quá trình mua bán. Khi đó, bên kinh doanh cần thêm 1 liên nữa để cung cấp cho bên thứ 3 này.
3. Tìm mua hóa đơn bán lẻ ở đâu?
Hiện nay, quý bạn đọc có thể dễ dàng tìm mua hóa đơn bán lẻ ở khắp các nhà sách trải rộng toàn quốc.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể tự thiết kế theo mong muốn rồi in ra để sử dụng.
4. Chất liệu làm hóa đơn bán lẻ là gì?
Hóa đơn bán lẻ thường được in trên những loại giấy mỏng có giá thành rẻ hoặc dùng giấy than - loại giấy có thể sao chép nội dung sang nhiều liên giấy sau thường được in theo thứ tự màu sắc là trắng - hồng - vàng hoặc trắng - hồng - xanh.
5. Trên hóa đơn bán lẻ gồm những nội dung gì?
Nội dung trên hóa đơn bán lẻ thường khá đơn giản, nổi bật với một số thông tin như:
- Ngày tháng năm giao dịch
- Họ tên người bán, người mua
- Nội dung hàng hóa, bao gồm tên hàng hóa, số lượng, đơn giá,...
- Đơn vị tính
- Thành tiền
- Chữ ký của người bán, người mua hàng hóa.
Điểm khác biệt giữa hóa đơn bán lẻ và hóa đơn đỏ chính là việc nó không có con dấu.
Những nội dung được ghi trên hóa đơn bán lẻ
6. Hóa đơn bán lẻ ra đời với mục đích gì?
Trong một ngày, số lượng giao dịch của một cửa hàng, siêu thị,... có thể lên đến hàng trăm, hàng ngàn. Vì vậy, nhằm tránh phát sinh những tranh chấp không đáng có giữa người bán và người mua, hóa đơn bán lẻ (với những thông tin được ghi lại chi tiết về quá trình mua bán) ra đời nhằm giải quyết vấn đề đó. Nếu có mâu thuẫn xảy ra, đây được xem là một bằng chứng có giá trị giúp làm sáng tỏ vấn đề.
7. Những đối tượng được sử dụng hóa đơn bán lẻ
Theo Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-BTC, đối tượng được sử dụng hóa đơn bán lẻ bao gồm:
- Đối tượng chính: những tổ chức không phải doanh nghiệp, hộ cá nhân và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và cần có hóa đơn bán lẻ để giao cho khách hàng.
- Đối với các trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ cá nhân và cá nhân không kinh doanh mà thực hiện bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế sẽ không cấp hóa đơn bán lẻ.
8. Cách ghi hóa đơn bán lẻ
- Ngày tháng năm lập hóa đơn: là thời điểm người bán chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho khách hàng.
- Họ tên người mua hàng.
- Đơn vị, cơ quan: Viết tên đơn vị, cơ quan mà người mua đang công tác.
- Tên sản phẩm: Viết rõ tên sản phẩm được mua để không bị nhầm lẫn với các sản phẩm khác.
- Đơn vị tính: cái, chiếc,...
- Số lượng: Viết đúng số lượng sản phẩm khách hàng mua.
- Đơn giá: Giá một sản phẩm.
- Thành tiền: được tính theo công thức: Thành tiền = Số lượng x Đơn giá
- Cộng: Cộng tất cả các thành tiền để đưa ra mức giá cuối cùng và khách hàng phải chi trả cho đơn hàng.
- Chữ ký của người mua, người bán.
Trên đây là tất cả những thông tin về hóa đơn bán lẻ cũng như cách ghi hóa đơn bán lẻ chi tiết, chính xác. Để biết thêm về vấn đề Hóa đơn bán lẻ như thế nào được xem là hợp lệ, quý bạn đọc có thể truy cập tại đây.
Ngoài ra, để được tư vấn chi tiết hơn về hóa đơn bán lẻ, quý độc giả vui lòng liên hệ hotline 1900.3330 để đội ngũ chuyên viên pháp lý của ACC có thể hỗ trợ hết mình. Nếu có bất kỳ đóng góp nào, hãy phản hồi với chúng tôi để ACC có thể cải thiện chất lượng bài viết cũng như dịch vụ ngày càng tốt hơn.
Email: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận