Việc xác định đúng số thuế giá trị gia tăng (VAT) phải nộp và kê khai thuế giá trị gia tăng đúng hạn theo quy định của Pháp luật là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với Cơ quan quản lý Nhà nước khi tham gia vào nền kinh tế. Nhằm giúp các chủ thể kinh doanh hiểu rõ hơn về vấn đề khấu trừ thuế giá trị gia tăng, Luật ACC xin trình bày một số thông tin trong bài viết Hoá đơn bán hàng có được khấu trừ thuế giá trị gia tăng? dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 123/2020/NĐ-CP
- Thông tư 26/2015/TT-BTC
1. Hoá đơn bán hàng là gì
Theo quy định mới nhất tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn bán hàng (hay còn gọi là hóa đơn trực tiếp) là loại hóa đơn dành cho các đơn vị kê khai và nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.
Vì là chứng từ quan trọng trong mua bán hàng hóa, hóa đơn bán hàng cần đảm bảo những thông tin cần thiết sau:
- Họ và tên, địa chỉ của người mua hàng;
- Các thông tin của đơn vị bán hàng/ cung cấp dịch vụ;
- Tên hàng hóa, dịch vụ. Nếu không viết hết các dòng hóa đơn, cần gạch chéo các dòng còn trống
- Đơn vị tính như cái, chiếc, kg,… Trường hợp kinh doanh về dịch vụ thì không cần ghi đơn vị tính trên hóa đơn
- Số lượng hàng hóa bán ra thực tế
- Giá bán thực tế (không có thuế GTGT)
- Tổng giá trị số lượng và đơn giá
- Tổng giá trị hàng hóa bên trên, ghi cả bằng số và bằng chữ
- Ngày tháng năm bán hàng hóa/ dịch vụ
2. Thuế giá trị gia tăng trên hoá đơn bán hàng
Đặc điểm của thuế GTGT:
- Là loại thuế gián thu: Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ. Thuế GTGT còn được phát sinh đến khâu cuối cùng là tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ là người chịu thuế.
- Là loại thuế có đối tượng chịu thuế lớn: Hầu hết mọi đối tượng trong xã hội sẽ phải chịu thuế GTGT. Việc đánh thuế trên phạm vi lãnh thổ với mọi đối tượng thể hiện sự công bằng của thuế. Đồng thời thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xã hội. Đối với trường hợp cần khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế việc trả tiền thuế của người tiêu dùng, Nhà nước sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất.
- Là loại thuế chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ: Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt thuế GTGT với những loại thuế gián thu khác. Thuế GTGT ở tất cả các khâu. Từ quá trình sản xuất đến quá trình lưu thông hàng hóa và cả quá trình tiêu dùng. Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
- Số thuế phải nộp sẽ phụ thuộc vào giai đoạn đánh thuế: Như đã nói ở trên, thuế GTGT đánh ở tất cả các khâu, các giai đoạn. Từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng. Ở mỗi giai đoạn có số thuế GTGT khác nhau. Từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông, số thuế giá trị gia tăng là một con số. Từ khâu lưu thông đến khâu tiêu dùng thì số thuế giá trị gia tăng đã khác. Tổng số thuế nộp ở các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ. Và người tiêu dùng sẽ mua và phải gánh chịu.
Hoá đơn bán hàng có được khấu trừ thuế giá trị gia tăng?
3. Điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT
4. Hóa đơn trực tiếp có được hạch toán vào chi phí không?
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có đầy đủ chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Nội dung bài viết:
Bình luận