Hỗ trợ tín dụng là gì? (Cập nhật 2021) - Luật ACC

Hỗ trợ tín dụng là một bộ phận không thể thiếu trong Ngân hàng nói chung và nhân viên Tín dụng nói riêng. Vậy bộ phận Hỗ trợ tín dụng là gì và chức năng của bộ phận này đóng vai trò gì? CÙng ACC tìm hiểu nhé!

Hỗ Trợ Tín Dụng

Hỗ trợ tín dụng

1. Hỗ trợ tín dụng là gì?

Hỗ trợ tín dụng là một vị trí trong bộ phận tín dụng của ngân hàng, làm ở bộ phận Back-Office (không phải nhân viên kinh doanh); để hỗ trợ các công việc còn lại của Chuyên viên Tín dụng. Nhiệm vụ chính của hỗ trợ tín dụng là giúp đỡ các nhân viên Tín dụng trong việc lập hồ sơ, sổ sách,... Cũng chính vì vậy mà tùy từng ngân hàng, công việc của các nhân viên hỗ trợ tín dụng có thể sẽ khác nhau. 

Tham khảo Cam kết tín dụng là gì (cập nhật mới nhất 2022) - Luật ACC

Hỗ trợ tín dụng ở nhiều ngân hàng còn được gọi với rất nhiêu tên gọi khác nhau như: Quản lý tín dụng, Hỗ trợ kinh doanh, Quản lý chứng từ, kiểm soát giải ngân,... Công việc của họ có thể từ trước quá trình trao đổi công việc với khách hàng cho đến khi hoàn tất hợp đồng và lưu trữ hồ sơ cho vay.

2. Nhân viên hỗ trợ tín dụng là ai?

Nhân viên/Chuyên viên Quản lý tín dụng; Hỗ trợ tín dụng/Hỗ trợ kinh doanh; Chuyên viên quản lý chứng từ; Chuyên viên/nhân viên kiểm soát giải ngân … Tùy từng Ngân hàng mà tên gọi của vị trí sẽ khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại công việc chính đều là hỗ trợ cho đội kinh doanh trong việc xử lý hồ sơ khách hàng sau khi khoản vay đã được phê duyệt.

Tham khảo Tín dụng đầu tư phát triển, quy định tín dụng đầu ... - Luật ACC

3. Yêu cầu tuyển dụng nhân viên Hỗ trợ tín dụng

Tốt nghiệp đại học các chuyên ngành Kinh tế, Kế toán, Luật, Tài chính;

Cẩn thận, chăm chỉ và chịu áp lực công việc tốt;

Tiếng Anh, Tin học văn phòng đáp ứng được yêu cầu công việc;

Kiến thức và kỹ năng yêu cầu (cũng là để áp dụng vào công việc);

Nắm vững kiến thức, quy trình nghiệp vụ tín dụng; Am hiểu về luật công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo; Nắm vững nguyên lý kế toán, các quy định về kế toán Ngân hàng;

Chính xác, chi tiết, tuân thủ nguyên tắc; Năng động, tinh thần đồng đội; Có khả năng giao tiếp tốt; Sử dụng tốt tin học văn phòng.

4. Các công việc chính của nhân viên hỗ trợ tín dụng

Tùy vào từng Ngân hàng sẽ có sự khác biệt đôi chút.

Tham khảo Tín dụng là gì? (Cập nhật 2022) - Luật ACC

Trước giải ngân

Kiểm soát tính tuân thủ, tính hợp lệ, tính đầy đủ của bộ hồ sơ tín dụng theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật và các quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng như các quy định nội bộ của Ngân hàng;

Lập và hoàn thiện hồ sơ pháp lý của bộ hồ sơ tín dụng trước khi giải ngân;

Thực hiện các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo theo đúng quy định hiện hành của pháp luật;

Nhập và quản lý dữ liệu các khoản vay trên hệ thống phần mềm;

Giải ngân và thu gốc lãi; giải chấp tài sản đảm bảo sau khi Hợp đồng tín dụng được thanh lý;

Tham gia thẩm định và định giá lại tài sản đảm bảo (Yêu cầu này không phải Ngân hàng nào cũng yêu cầu hỗ trợ tín dụng xử lý).

Sau giải ngân

Đôn đốc các đơn vị kinh doanh thu gốc nợ gốc, nợ lãi;

Lưu giữ và quản lý hồ sơ tín dụng; thực hiện các thủ tục xuất nhập và quản lý tài sản đảm bảo theo đúng quy trình của Ngân hàng;

Lập các báo cáo liên quan đến các khoản vay cho Ngân hàng Nhà nước; Trung tâm kiểm soát tín dụng (CIC); và các báo cáo phục vụ mục đích quản trị của Ngân hàng.

Các công việc định kỳ hàng ngày

Lập báo cáo nhắc gốc, lãi, chậm trả;

Tổng hợp các danh sách khách hàng vay theo nhóm, ngành, VIP…;

Làm báo cáo.

5. Các nghiệp vụ cần nắm vững

Với tính chất tên gọi bắt nguồn từ cái tên “Hỗ trợ hoạt động phát triển Tín dụng – Hỗ trợ tín dụng”, hiển nhiên hỗ trợ tín dụng phải là không chỉ biết nhiều, mà còn nắm vững các kiến thức nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động Cấp tín dụng & những vấn đề ngoài lề.

Tựu chung loại, có thể tóm gọn 4 loại nghiệp vụ căn bản mà 1 chuyên viên hỗ trợ tín dụng cần phải nắm bắt được, như sau:

Nghiệp vụ Tín dụng:

Các kiến thức về cấp tín dụng thường nhiều, đa dạng. Tuy nhiên, về cơ bản, chuyên viên hỗ trợ tín dụng cần nắm được các kiến thức tổng quan về nghiệp vụ tín dụng như sau:

Hình thức cấp tín dụng: Cho vay, Bảo lãnh, Chiết khấu, Bao thanh toán…

Loại hình cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn

Phương thức cho vay: Cho vay từng lần, hạn mức tín dụng, thấu chi, hợp vốn..

Đối tượng cấp tín dụng/ Hạn chế/Không:

Giới hạn cấp tín dụng

Bảo lãnh

Phương thức TTQT: Nhờ thu, L/C

Phương tiện TTQT: Hối phiếu, Séc

Quy trình cấp tín dụng cơ bản: Gồm 3 loại Quy trình (Phân tán, Tập trung, Khác biệt) – sẽ được mô tả kỹ lưỡng trong các bài viết sau

Quy trình Hỗ trợ tín dụng: Nắm bắt được luồng tác nghiệp nội bộ

Nghiệp vụ tài sản bảo đảm

Đánh giá yếu tố pháp lý, tính sở hữu tài sản bảo đảm, tính hợp pháp của tài sản:

Đánh giá tính phù hợp với Khẩu vị Ngân hàng

Quy trình Đăng ký giao dịch bảo đảm

Nghiệp vụ hạch toán kế toán: Kiến thức cơ bản về Kế toán Ngân hàng

Nghiệp vụ cơ bản theo quy định trong các văn bản pháp luật: Thực tế, chuyên viên hỗ trợ tín dụng là người nắm chắc về Luật – và thường là người tư vấn về Luật cho CV QHKH. Về Luật, có 2 mảng kiến thức về Luật mà 1 chuyên viên hỗ trợ tín dụng cần phải nắm được, bao gồm:

Mảng thứ nhất: chính là các kiến thức về pháp luật Chung như Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở, Luật hôn nhân gia đình, Luật thừa kế…

Mảng thứ hai: Chính là nhóm các văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động của Ngân hàng, ở đây liên quan chính đến công việc phát triển hoạt động Tín dụng.

6. Câu hỏi thường gặp

Cơ hội của nghề Hỗ trợ tín dụng?

Nghiệp vụ Tín dụng vừa nhiều việc, vừa là hoạt động sinh lời chính và vừa hàm chứa nhiều rủi ro. Chuyên viên hỗ trợ tín dụng đảm đương trọng trách chính trong mảng Tín dụng là các Nhân viên tín dụng (hay Chuyên viên Quan hệ khách hàng); một số ngân hàng gọi tắt tên tiếng Anh là RO/RA (ACB); hay CRO (SeAbank). Họ là những người có trách nhiệm tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu vay và lôi kéo về Ngân hàng. Họ cũng là người soạn Đề xuất cho vay, kiểm tra sau vay; thực hiện bán chéo nhiều sản phẩm khác (Kể cả Huy động vốn);…

Chuyên viên hỗ trợ tín dụng cần kiến thức về pháp luật liên quan như thế nào?

Luật tổ chức tín dụng

Quy chế cho vay

Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm

Bảo lãnh ngân hàng

Thanh toán trong ngân hàng

Quy định về tài sản đảm bảo và tỷ lệ đảm bảo cho khoản

Nhân viên hỗ trợ tín dụng và nhân viên tín dụng có giống nhau?

Không. Nhân viên hỗ trợ tín dụng chính là một cộng sự đắc lực của nhân viên tín dụng cũng đồng thời như bộ phận giám định nhằm tránh những rủi ro tín dụng phát sinh cho ngân hàng. Họ đảm bảo cho hoạt động tín dụng minh bạch và an toàn hơn.

 

Công việc cũng như trách nhiệm của nhân viên Tín dụng là rất nặng nề. Vì vậy, nhằm hạn chế rủi ro đạo đức, rủi ro nghiệp vụ; đảm bảo minh bạch cho các món vay và giảm tải gánh nặng cho Chuyên viên Tín dụng (để họ có nhiều thời gian hơn tiếp thị khách hàng mới), thì nhân viên Hỗ trợ tín dụng đóng vai trò đắc lực trong nghiệp vụ phụ giúp nhân viên tín dụng. Vì thế bản thân nhân viên hỗ trợ tín dụng phải không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức để đáp ứng nhu cầu công việc.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo