Thủ Tục Xin Cấp Giấy Phép Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Hồ Tiêu (Cập nhật 2023)

Hồ tiêu là một trong những nông sản giữ vai trò quan trọng trong các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam sản lượng xuất khẩu hồ tiêu chiếm đến 70% thị phần xuất khẩu hồ tiêu thế giới.

Thêm vào đó hiện nay có đến hơn 200 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hồ tiêu trên toàn quốc trong đó có 60 doanh nghiệp chế biến và trực tiếp xuất khẩu, 18 doanh nghiệp chế biến lớn với công suất khoảng 80.000 tấn/năm, 14 nhà máy có hệ thống xử lý hồ tiêu qua hơi nước với công nghệ tương đối hiện đại, đạt tiêu chuẩn ASTA, ESA, JSSA.

Cùng với việc thu hút số lượng lớn doanh nghiệp tham gia, tạo việc làm cho hàng nghìn nhân công, tăng thu ngoại tệ cho đất nước đã giúp cho hồ tiêu trở thành sản phẩm quốc dân đi đầu trong các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cũng như mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nước nhà.

Qua những thực tiễn trên ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng kinh doanh, xuất khẩu hồ tiêu là một ngành nghề khá hấp dẫn đặc biệt là trong thời điểm hiện nay Hồ tiêu Việt Nam đã có một vị thế nhất định trên thị trường thế giới. Tuy nhiên để một sản phẩm hồ tiêu muốn được xuất khẩu một cách hợp pháp thì doanh nghiệp phải có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu hồ tiêu.

Giấy phép kinh doanh hồ tiêu
Giấy phép kinh doanh hồ tiêu

1. Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh hồ tiêu

Để thực hiện xin Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu hồ tiêu thì không thể thiếu bước chuẩn bị hồ sơ.

Chuẩn bị hồ sơ là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.

Trước khi soạn thảo hồ sơ, nhà đầu tư phải tìm hiểu kỹ thông tin pháp lý: loại hình doanh nghiệp phù hợp; các điều kiện để thành lập doanh nghiệp hay hồ sơ cần phải đảm bảo những giấy tờ gì,….

  • Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh hồ tiêu bao gồm:
  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu
  • Điều lệ công ty phải có chữ ký của chủ sở hữu (đối với loại hình Doanh nghiệp tư nhân)/ cổ đông (đối với công ty cổ phần)/thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn) .
  • Danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần) hoặc Danh sách thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn).
  • Ngoài ra nhà đầu tư cần bổ sung các giấy tờ sao y bản chính như:
    • Thành viên, cổ đông là cá nhân cần có: căn cước công dân, chứng minh nhân dân; hộ chiếu,…
    • Thành viên, cổ đông là tổ chức cần có: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; văn bản uỷ quyền, chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện uỷ quyền.
    • Thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài cần: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

2. Thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh hồ tiêu

Sau khi đã hoàn thành hồ sơ nhà đầu tư cần nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nới doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

3. Thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh hồ tiêu

Sau khi nhà đầu tư nộp hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

Đối với hồ sơ không hợp lệ thì Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do, các yêu cầu sửa đổi và bổ sung hồ sơ để cho nhà đầu tư thuận tiện trong việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ của mình.

Đối với hồ sơ hợp lệ, sau 03 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy phép kinh doanh hồ tiêu cho đơn vị đăng ký xin cấp giấy phép kinh doanh hồ tiêu

Nhà đầu tư có trách nhiệm theo dõi hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh hồ tiêu để sửa đổi, bổ sung những thông tin, giấy tờ cần thiết nhằm hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh.

4. Thủ tục sau khi doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh hồ tiêu

Sau khi doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia theo trình tự, thủ tục và trả phí theo quy định pháp luật.

Thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh để công khai trên Cổng thông tin quốc gia.

Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế.

Làm thủ tục đặt in hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn của doanh nghiệp.

Ngoài ra doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thực hiện hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của mình

5. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu

Giấy phép kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp.

Khi Giấy phép kinh doanh xuất khẩu hết hiệu lực, nhà đầu tư có thể đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu.

Ngoài ra Giấy phép kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu có thể bị thu hồi trong các trường hợp: hết thời hạn hiệu lực thi hành; nhà đầu tư không tiếp tục hoạt động kinh doanh xuất khẩu; nhà đầu tư bị phá sản theo luật định và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Khi mà nhu cầu của thế giới đối với Hồ tiêu Việt Nam ngày càng tăng cũng chính là thời điểm ngành xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhất. Để có thể được xuất khẩu hồ tiêu thì Giấy phép kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu là một yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề xuất khẩu hồ tiêu.

Trên đây là những hướng dẫn để xin Giấy phép kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu. Hy vọng rằng thông qua bài viết này có thể giúp các nhà đầu tư đang kinh doanh ngành nghề xuất khẩu hồ tiêu có thể thuận lợi dễ dàng hơn trong thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu cho mình.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (703 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo