Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa 2024?

Hiện nay, nhiều cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký kinh doanh các dịch vụ lữ hành nội địa. Theo quy định hiện hành, để kinh doanh hợp pháp thì doanh nghiệp cần có giấy phép kinh doanh. Vậy hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa gồm những gì? Hãy cùng tham khảo vấn đề này tại bài viết dưới đây của ACC nhé! 

ho-so-xin-cap-giay-phep-kinh-doanh-lu-hanh-noi-dia

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

1. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Căn vào quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Du lịch 2017, đối với trường hợp đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa, doanh nghiệp phải có hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa với các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu (mẫu số 04 tại Phụ lục II kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL (sửa đổi, bổ sung));
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành được cấp theo quy định.

2. Nội dung của Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Theo mẫu số 04 tại Phụ lục II kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL (sửa đổi, bổ sung), trong Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cần có các nội dung sau:

- Tên của đơn đề nghị: Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa 

- Ở phần Kính gửi: Nêu tên Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, cụ thể: Sở Du lịch/ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/ Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch + tên tỉnh/thành phố

- Tên doanh nghiệp, tên giao dịch của doanh nghiệp và tên viết tắt doanh nghiệp

- Thông tin về trụ sở chính của doanh nghiệp

- Thông tin về số điện thoại, website, fax, email của doanh nghiệp

- Thông tin về người đại diện pháp luật của doanh nghiệp

- Tên, địa chỉ chi nhánh (nếu có); 

- Tên, địa chỉ văn phòng đại diện (nếu có):

- Thông tin về tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp

- Thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm thông tin về Số Giấy chứng nhận, ngày cấp, nơi cấp.

- Cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

- Chữ ký kèm họ tên và đóng dấu của người đại diện theo pháp luật.

3. Quy trình cấp Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 168/2017/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung), doanh nghiệp để được Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành thì thực hiện việc nộp tiền ký quỹ như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ. 

Hợp đồng ký quỹ có các nội dung chính gồm: Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, người đại diện của ngân hàng; lý do nộp tiền ký quỹ; số tiền ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ; trả lãi tiền gửi ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; hoàn trả tiền ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật và không trái với quy định tại Nghị định này.

Bước 2: Ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng trên cơ sở hợp đồng ký quỹ đã ký kết với doanh nghiệp.

Bước 3: Sau khi phong tỏa số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định Nghị định 168/2017/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung).

4. Văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành

Theo quy định tại c khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch 2017, người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa. 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL (sửa đổi, bổ sung) chuyên ngành về lữ hành bao gồm:

  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
  • Quản trị lữ hành;
  • Điều hành tour du lịch;
  • Marketing du lịch;
  • Du lịch;
  • Du lịch lữ hành;
  • Quản lý và kinh doanh du lịch;
  • Quản trị du lịch MICE;
  • Đại lý lữ hành;
  • Hướng dẫn du lịch;
  • Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước ngày 01 tháng 02 năm 2018;
  • Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.
  • Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành theo quy định về cụm từ trên bằng thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.

5. Mọi người cũng hỏi

1. Ai có thể được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa?

  • Cá nhân: Là công dân Việt Nam, có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc diện bị hạn chế hoặc cấm hành nghề theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, có trụ sở chính tại Việt Nam.

2. Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa?

  • Về vốn:
    • Doanh nghiệp: Vốn điều lệ tối thiểu 1 tỷ đồng.
    • Cá nhân: Vốn kinh doanh tối thiểu 500 triệu đồng.
  • Về người phụ trách:
    • Có trình độ chuyên môn về du lịch hoặc có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực du lịch ít nhất 3 năm.
    • Đã được đào tạo về nghiệp vụ kinh doanh lữ hành nội địa.
  • Về trụ sở:
    • Có trụ sở chính tại Việt Nam.
    • Đảm bảo điều kiện về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường.
  • Về các điều kiện khác:
    • Không có tiền án, tiền sự về tội cố ý xâm phạm sức khỏe, tính mạng con người, tội lừa đảo, tội trộm cắp tài sản, tội buôn lậu, tội tung tin vu khống, tội làm giả tài liệu, tội sử dụng trái phép tài liệu Nhà nước, tội tổ chức đánh bạc, tội đánh bạc và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
    • Không vi phạm pháp luật về du lịch, thuế, hải quan,...

 

Trên đây là tất cả các thông tin về các giấy tờ cần có trong hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa. Nếu bạn đọc vẫn còn vướng mắc trong việc chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký cấp giấy phép kinh doanh lữ hành, bạn đọc có thể tìm đến công ty Luật ACC của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo