Hồ Sơ Và Thủ Tục Xin Phép Lưu Hành Phân Bón Cập Nhật 2022

Hồ Sơ Và Thủ Tục Xin Phép Lưu Hành Phân Bón Cập Nhật 2020.
Hồ Sơ Và Thủ Tục Xin Phép Lưu Hành Phân Bón Cập Nhật 2022.

Hồ sơ và thủ tục xin phép lưu hành phân bón cập nhật 2022.

Đăng ký lưu hành phân bón là việc làm bắt buộc đối với Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty đang được phép hoạt động tại Việt Nam) khi sản xuất phân bón hay nhập khẩu phân bón theo quy định được nêu rõ tại Nghị Định 108/2017/NĐ-CP. Qua bài viết sau, công ty ACC xin giới thiệu các hồ sơ và thủ tục xin phép lưu hành phân bón cập nhật năm 2022.

Phân bón được ví như là “thuốc bổ” cho cây trồng, có tác dụng cung cấp các dinh dưỡng thiết yếu cho cây phát triển, mỗi giai đoạn cây cần bổ sung loại phân bón khác nhau để cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau cho cây.

Chính vì tầm quan trọng của phân bón đối với cây trồng mà pháp luật nước ta đã có quy định chặt chẽ đối với việc sản xuất kinh doanh, nhập khẩu phân bón lưu hành tại thị trường Việt Nam.

Theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP thì tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh, nhập khẩu phân bón trước khi lưu thông phân bón tại Việt Nam bắt buộc phải đăng ký công nhận lưu hành phân bón , để đảm bảo rằng phân bón có tác dụng cung cấp các dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng và chắc chắn rằng chúng không gây hại đến con người.

Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón được nghiên cứu hoặc tạo ra trong nước, phân bón được nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam, phân bón đã được công nhận lưu hành đăng ký thay đổi chỉ tiêu chất lượng thì phải tiến hành xin giấy phép công nhận phân bón lưu hành lần đầu tại Việt Nam.

1. Quy định về đăng ký lưu hành phân bón:

Nghị định 108/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/09/2017 và thay thế Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 đã quy định việc đăng ký lưu hành phân bón như sau:

Những loại phân bón không được công nhận lưu hành

  • Có các yếu tố gây hại vượt mức cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Có bằng chứng khoa học về việc gây hại đến sức khoẻ con người và môi trường
  • Trùng tên với các phân bón đã được công nhận lưu hành.

Những loại phân bón đã có Quyết định công nhận lưu hành nhưng nay hủy bỏ quyết định đó do:

  • Có bằng chứng khoa học về việc gây hại đến sức khoẻ con người và môi trường.
  • Sử dụng các tài liệu hoặc cung cấp thông tin không đúng với phân bón đề nghị lưu hành.
  • Đã hết thời gian công bố lưu hành nhưng nay không công nhận lại.

2. Hình thức công nhận phân bón lưu hành:

Công nhận lần đầu:

  • Phân bón được nghiên cứu hoặc tạo ra trong nước.
  • Phân bón được nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.
  • Phân bón đã được công nhận lưu hành đăng ký thay đổi chỉ tiêu chất lượng.

Công nhận lại

  • Phân bón hết thời gian lưu hành.
  • Thay đổi thông tin tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành; mất, hư hỏng Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
  • Chuyển nhượng tên phân bón; Thay đổi tên phân bón đã được công nhận lưu hành. 2 Trường hợp này chỉ được thực hiện nếu không thay đổi chỉ tiêu chất lượng của phân bón.

3. Trình tự thủ tục công nhận lần đầu phân bón lưu hành:

  •  Bước 1: Nộp hồ sơ.

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.

  • Bước 2: Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ.

Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc. Nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.

  • Bước 3: Thẩm định hồ sơ và thông báo kết quả.

Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ và công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam. Ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam nếu hồ sơ đáp ứng các quy định về phân bón; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời gian giải quyết: 03 tháng kể từ ngày Cục bảo vệ thực vật nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4. Hồ sơ đăng ký lưu hành phân bón lần đầu:

  • Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP.
  • Bản thông tin chung về phân bón do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: loại phân bón, chỉ tiêu chất lượng chính, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón, công dụng, hướng dẫn sử dụng, thông tin chung về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu phân bón.
  • Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 13 và phân bón có tên trong Danh mục quy định tại khoản 11 Điều 47 Nghị định 108/2017/NĐ-CP).
  • Hoặc kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh và có quyết định công nhận là tiến bộ kỹ thuật (đối với phân bón quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định Nghị định 108/2017/NĐ-CP).
  • Mẫu nhãn phân bón theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định 108/2017/NĐ-CP.

Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu phải thực hiện công nhận lại theo quy định tại Điều 10 Nghị định 108/2017/NĐ-CP.

5. Hồ sơ đăng ký lại lưu hành phân bón:

  • Đơn đề nghị công nhận lại phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP.
  • Bản sao hợp lệ thông báo tiếp nhận công bố hợp quy phân bón.
  • Mẫu nhãn phân bón đang lưu thông theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định 108/2017/NĐ-CP.

6. Dịch vụ pháp lý công ty ACC thực hiện xin giấy phép lưu hành phân bón tại Việt Nam:

  • Trao đổi thông tin và tư vấn các thủ tục pháp lý có liên quan.
  • Lên chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp với quy định pháp luật về phân bón.
  • Cùng Doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ.
  • Thay mặt Doanh nghiệp nộp hồ sơ và theo dõi hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Bàn giao giấy phép công nhận lưu hành phân bón lần đầu cho Doanh nghiệp.

7. Những câu hỏi thường gặp

Điều kiện để xin cấp giấy đủ điều kiện sản xuất phân bón là gì?

Nội dung này được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt 2018

a) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất;

b) Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón;

...

Muốn được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện gì?

Để được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam phải tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Trồng trọt 2018

"Điều 37. Cấp, cấp lại, gia hạn Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

Phân bón hóa học muốn lưu hành tại Việt Nam thì phải làm thủ tục gì?

Theo Điều 36 Luật Trồng trọt 2018 quy định thì:

- Phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, trừ phân bón hữu cơ được sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại, phân bón được nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này

Trình tự thủ tục cấp quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

Điều 5 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định trình tự thủ tục cấp quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam

Việc đăng ký lưu hành phân bón này thực hiện tại Cục Bảo Vệ Thực Vật. Các doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện đúng quy định tránh bị xử phạt, để được hỗ trợ tư vấn thực hiện nhanh chóng chi tiết hơn hãy liên hệ ngay cho công ty ACC ngay hôm nay.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (760 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo