Hồ Sơ Và Thủ Tục Chứng Nhận Hợp Quy Thép Cập Nhật 2023
Author

Tham vấn bởi: Đội Ngũ Luật Sư Công ty Luật ACC

Chứng nhận hợp quy thép là việc làm bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thép. Tuy nhiên, nhiều cá nhân, doanh nghiệp vẫn còn nhiều băn khoăn và vướng mắc liên quan đến thủ tục chứng nhận hợp quy. Sau đây, ACC sẽ tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan đến “Hồ sơ và thủ tục chứng nhận hợp quy thép cập nhật 2023”

Hồ Sơ Và Thủ Tục Chứng Nhận Hợp Quy Thép
Hồ Sơ Và Thủ Tục Chứng Nhận Hợp Quy Thép

1. Cơ sở pháp lý

  • Thông tư 28/2012/TT-BKHCN;
  • Luật Viễn thông 2009;
  • Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006;
  • Nghị định số 132/2008/NĐ-CPngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
  • Nghị định số 127/2007/NĐ-CPngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

2. Khái niệm chứng nhận hợp quy

Chứng nhận hợp quy là gì là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hay cụ thể hơn là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa VLXD phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi sản phẩm hàng hóa đó chưa có các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Chứng nhận hợp quy thép là việc bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thép theo luật định.

Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định:

Công bố hợp quy là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn tương ứng.

3. Đối tượng chứng nhận hợp quy thép

  • Những cá nhân, tổ chức đang thực hiện hoạt động sản xuất; nhập khẩu và sử dụng thép;
  • Những tổ chức có thẩm quyền được nhà nước cấp phép; và chỉ định để đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật;
  • Những cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và có trách nhiệm quản lý chất lượng thép;
  • Những cá nhân và tổ chức liên quan đến lĩnh vực này;

4. Điều kiện để được cấp chứng nhận hợp quy thép

* Chỉ tiêu kích thước, ngoại quan và cơ lý:

  • Kích thước hình học: đường kính/chiều dày, chiều rộng; chiều dài;
  • Ngoại quan: bề mặt, mép cán;

* Chỉ tiêu cơ lý:

  • Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; độ giãn dài tương đối; hoặc
  • Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; độ giãn dài tương đối; giới hạn độ bền uốn; hoặc
  • Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; giới hạn độ cứng; giới hạn độ bền uốn.

Đối với sản phẩm có phủ/mạ/tráng: công bố bổ sung độ dày của lớp phủ/mạ/tráng và độ bám dính.

* Chỉ tiêu hóa học:

  • Tất cả các sản phẩm thép phải thực hiện công bố hàm lượng của 05 nguyên tố hóa học C, Si, Mn, P, S;
  • Đối với sản phẩm thép không gỉ (rỉ) phải công bố bổ sung thêm hàm lượng của 02 nguyên tố hóa học Cr, Ni;
  • Đối với sản phẩm thép hợp kim phải công bố bổ sung tối thiểu hàm lượng của 01 nguyên tố hợp kim (theo chủng loại thép hợp kim do tổ chức, cá nhân đăng ký).

5. Chuẩn bị hồ sơ chứng nhận hợp quy thép

  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
  • Bản công bố hợp quy theo mẫu được quy định
  • Bản sao giấy chứng nhận hợp quy thép do tổ chức chứng nhận cấp
  • Bản mô tả tính năng ,đặc điểm,các yếu tố kĩ thuật…của thép.

6. Thủ tục chứng nhận hợp quy thép

-  Bước 1: Đăng kí chứng nhận

ACC tiếp nhận và trao đổi thông tin về đề nghị đăng ký chứng nhận hợp quy cốt thép làm cốt bê tông của khách hàng

-  Bước 2: Đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp quy và thử nghiệm mẫu điển hình

-  Bước 3: Báo cáo đánh giá, cấp giấy chứng nhận

Nếu kết quả trên phù hợp với yêu cầu chứng nhận thì khách hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận Hợp quy cốt thép bê tông.

-  Bước 4: Giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận

Đối với chứng nhận phương thức 5, giấy chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông sẽ có giá trị trong vòng 3 năm, do đó mỗi năm khách hàng sẽ phải thực hiện đánh giá định kỳ mỗi năm một lần theo quy định tại TT 28/2012/BKHCN

7. Các phương thức đánh giá sự phù hợp chứng nhận hợp quy thép

  • Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất

Đánh giá thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

  • Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa

Được áp dụng cho từng lô sản phẩm. Đánh giá sản phẩm điển hình trên cơ sở thử nghiệm mẫu. Có hiệu lực vô thời hạn và chỉ có giá trị đối với lô sản phẩm đã được đánh giá.

8. Thời gian giải quyết hồ sơ

Trong thời gian 07 ngày từ lúc tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy từ cá nhân ,tổ chức nếu hồ sơ hợp lệ thì cơ quan nhận hồ sơ sẽ thông báo bằng văn bản lại cho cá nhân tổ chức. Nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ có thông báo về những điểm chưa hợp lý để tổ chức hoàn thiện lại và tiếp tục đăng ký lại.

9. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Các Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận trực thuộc Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông
  • Cơ quan phối hợp (nếu có): các Sở Thông tin và Truyền thông, các Chi Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (2.782 lượt)

    Liên hệ với chúng tôi

    Vui lòng để lại thông tin, ACC sẽ gọi lại ngay

    tu-van-vien-2

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần báo phí không được để trống

    Bài viết liên quan:

    default_image

    Văn bằng bảo hộ sáng chế là gì? Quy định về hiệu lực

       Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ "Văn bằng bảo hộ sáng chế" nhưng chưa rõ nó là gì và tại sao lại quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào chi tiết về khái niệm này, quy trình đăng ...

    Lượt xem: 2.238

    default_image

    Thương mại hóa sáng chế là gì? Đối tượng tham gia và Nội qui

    Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm thương mại hóa sáng chế, đối tượng tham gia trong quá trình này, và nội qui, quy định quanh việc sáng chế. Bằng cách tập trung vào từ khóa SEO quan trọng ...

    Lượt xem: 3.516

    default_image

    Sáng chế mật là gì? Nội quy, Nguyên tắc bảo vệ sáng chế mật

        Bài viết này sẽ dẫn bạn đi sâu vào thế giới của sáng chế mật - một khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực quản lý sáng tạo và sở hữu trí tuệ. Chúng ta sẽ bắt đầu với việc định nghĩa và ý nghĩa của ...

    Lượt xem: 2.882

    default_image

    Những điều cần biết về bằng sáng chế - Điều kiện, Cách đăng kí

        Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bằng sáng chế, điều kiện để đăng ký nó, cách thức thực hiện quy trình đăng ký, cũng như lợi ích và rủi ro liên quan. Dưới đây, chúng ta sẽ đi sâu vào từng ...

    Lượt xem: 1.563

    default_image

    Người sáng chế tiếng anh là gì? Phân tích các thuật ngữ liên quan

    Người Sáng Chế Tiếng Anh và Thuật Ngữ Liên Quan Tiếng Anh, một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới, đã trải qua một quá trình phát triển dài hơn hàng thế kỷ. Đằng sau sự thành công và sự ...

    Lượt xem: 2.267

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo
    Chat Ngay
    Hotline Tổng đài WhatsApp Zalo báo giá' Chat Zalo