Hồ Sơ Và Quy Trình Đặt Văn Phòng Đại Diện Hội (Thủ Tục 2024).

Các hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, khi đặt văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải làm các thủ tục để Uỷ ban nhân nhân cấp Tỉnh (Sở nội vụ) cho phép thì mới đặt văn phòng đại diện hội. Qua bài viết sau, Công ty ACC xin tư vấn đến khách hàng hồ sơ và quy trình đặt văn phòng đại diện hội cập nhật mới nhất năm 2023.

Hồ Sơ Và Quy Trình Đặt Văn Phòng Đại Diện Hội
Hồ Sơ Và Quy Trình Đặt Văn Phòng Đại Diện Hội

1. Tìm hiểu về hội :

Khái niệm Hội:

Hội là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Căn cứ pháp lý về việc thành lập hội:

Nghi định 45/2010/NĐ-CP Quy định về tổ chức, hoạt động, quản lý hội.

Phạm vi hoạt động của hội:

  • Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh.
  • Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
  • Hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn.

Điều kiện thành lập Hội:

  • Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.
  • Có điều lệ.
  • Có trụ sở.
  • Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:
    • Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
    • Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
    • Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
    • Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
    • Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.

Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

2. Hồ sơ và quy trình đặt văn phòng đại diện hội:

Thủ tục cho phép hội đặt văn phòng đại diện:

a) Trình tự thực hiện:

  • Bước 1: Đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, khi đặt văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đặt trụ sở của hội, Ban lãnh đạo hội phải gửi hồ sơ xin đến Sở Nội vụ nơi dự kiến đặt văn phòng đại diện.
  • Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và họp pháp.
  • Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Sở Nội vụ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng họp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
  • Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép hội đặt văn phòng đại diện. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Nội vụ hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu điện, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

  • Đơn xin phép đặt văn phòng đại diện (theo mẫu);
  • Dự kiến nội dụng hoạt động của văn phòng đại diện.
  • Bản sao có chứng thực các giấy tờ họp pháp liên quan đến quyền sử dụng
  • nhà, đất nơi dự kiến đặt văn phòng đại diện.
  • Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hội và điều lệ hội.

* Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày Sở Nội vụ nhận hồ sơ đầy đủ và họp pháp.

e) Đối tượng thực hiện : Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh.

g) Cơ quan thực hiện: Sở Nội vụ.

h) Kết quả thực hiện: Quyết định cho phép hội đặt văn phòng đại diện.

k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

- Đơn đề nghị đặt văn phòng đại diện (theo Mẫu 15 Phụ lục 1 Thông tư số 03/2013/TT-BNV).

l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện

  • Đối tượng áp dụng là những hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, khi đặt văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi đặt trụ sở của hội.
  • Sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc cho phép đặt văn phòng đại diện, hội báo cáo bằng văn bản với Bộ Nội vụ và Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà hội hoạt động.

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
  • Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định vê tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
  • Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngàỵ 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
  • Thông tư số 03/2014/TT-BNV ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.

Công ty ACC là đơn vị tư vấn Thủ tục, hồ sơ và quy trình đạt văn phòng đại diện hội trên toàn quốc. Mọi thông tin chi tiết quý khách xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (293 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo