Thủ tục, hồ sơ thẩm tra lý lịch đảng của người vào đảng 2024

Để có thể đứng trong hàng ngũ của Đảng luôn là mong muốn của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng được kết nạp vào Đảng mà việc kết nạp vào Đảng phải là một quá trình tu dưỡng rèn luyện đạo đức nhân cách phẩm chất. Bên cạnh đó, để có thể kết nạp vào đảng thì người muốn vào đảng phải trải qua các lớp học cảm tình Đảng, làm hồ sơ thẩm tra lý lịch đảng, nộp hồ sơ cho người có thẩm quyền để tiến hành thẩm tra lý lịch đảng thì mới có thể được kết nạp vào đảng. Vậy Hồ sơ thẩm tra lý lịch Đảng bao gồm những gì? Trình tự thẩm tra lý lịch đảng của người muốn vào đảng được quy định như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

ho-so-tham-tra-ly-lich-dangHồ sơ thẩm tra lý lịch đảng

1. Những người cần thẩm tra lý lịch Đảng là ai?

Căn cứ vào Hướng dẫn 01-HD/TW hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành điều lệ đảng thì những đối tượng sau đây cần phải tiến hành thẩm tra lý lịch đảng với các nội dung thẩm tra cụ thể như sau:

  • Người vào Đảng. Nội dung thẩm tra đối với đối tượng này bao gồm các nội dung như sau: làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
  • Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân). Nội dung thẩm tra, xác minh lý lịch đối với đối tượng này cụ thể gồm:  làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

2. Hồ sơ thẩm tra lý lịch Đảng như thế nào?

Để có thể được kết nạp vào đảng thì việc chuẩn bị lý lịch Đảng cũng như chuẩn bị hồ sơ thẩm tra lý lịch đảng là một việc hết sức quan trọng. Theo đó, hồ sơ thẩm tra lý lịch đảng sẽ gồm lý lịch của người vào đảng. Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ và Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

Theo đó, lý lịch cần phải ghi đầy đủ nội dung như sau:

  • Họ và tên đang dùng: Ghi đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, bằng chữ in hoa
  • Nam, nữ: Là nam thì gạch chữ “nữ”, là nữ thì gạch chữ “nam”.
  • Họ và tên khai sinh: Ghi đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong giấy khai sinh.
  • Các bí danh: Ghi các bí danh đã dùng (nếu có).
  • Sinh ngày... tháng... năm...: Ghi đúng ngày, tháng, năm sinh ghi trong giấy khai sinh.
  • Nơi sinh: Ghi rõ xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thành phố trực thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) nơi cấp giấy khai sinh theo tên hiện dùng của hệ thống hành chính Nhà nước.
  • Quê quán: Ghi theo quê quán trong giấy khai sinh (nếu có thay đổi địa danh hành chính thì ghi cả nơi cũ và hiện nay); trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ).
  • Nơi cư trú: Nơi thường trú/ nơi tạm trú
  • Dân tộc; Tôn giáo
  • Nghề nghiệp hiện nay
  • Trình độ học vấn hiện nay:
  • Ngày và nơi kết nạp vào đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
  • Lịch sử bản thân:
  • Đặc điểm lịch sử
  • Những lớp đào tạo, bồi dưỡng đã qua: Ghi rõ đã học những lớp lý luận chính trị hay chuyên môn, nghiệp vụ nào, theo chương trình gì; cấp nào mở, tên trường, thời gian học, ở đâu; học chính quy hay tại chức; tên văn bằng hoặc chứng chỉ được cấp.
  • Hoàn cảnh gia đình: Ghi rõ những người chủ yếu trong gia đình
  • Tự nhận xét bản thân
  • Cam đoan và ký tên

3. Trình tự. thủ tục thẩm tra lý lịch Đảng được tiến hành ra sao?

Trình tự, thủ tục thẩm định, thẩm tra hồ sơ lý lịch đảng được tiến hành như sau:

  1. Người có nhu cầu muốn thẩm tra nộp hồ sơ thẩm tra lý lịch đảng cho cơ quan có thẩm quyền thẩm tra hồ sơ.
  2. Chi bộ và cấp ủy cơ sở nơi có người vào Đảng tiến hành:
  • Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi ủy chưa nhận xét và cấp ủy cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch).
  • Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp ủy những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó.
  • Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.
  1. Cấp ủy cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch tiến hành:
  • Chỉ đạo chi ủy hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi ủy) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.
  • Cấp ủy cơ sở nơi đến thẩm tra: thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp ủy nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp ủy, tổ chức đảng...” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp ủy xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp ủy cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được công văn đề nghị thẩm tra lý lịch.

4. Các câu hỏi thường gặp

Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2016 về thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành về thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

Người vào Đảng phải chờ sau bao nhiêu lâu thì mới được trở thành đảng viên chính thức?

Căn cứ vào Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định về thời gian để được trở thành đảng viên chính thức

Như quy định thì đảng viên sẽ trải qua thời gian dự bị là 12 tháng trước khi được công nhận chính thức.

Người trên 60 tuổi liệu còn được kết nạp vào Đảng nữa hay không?

Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng ở một số trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 1 Hướng dẫn 01-HD/TW về một số vấn đề cụ thể thi hành điều lệ Đảng

Phương pháp thẩm tra?

+ Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến hồ sơ thẩm tra lý lịch đảng. Tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng mà công ty Luật ACC xin cung cấp cho khách hàng dịch vụ Tư vấn trình tự, hồ sơ thẩm tra lý lịch đảng. Nếu quý khách hàng còn gặp phân vân về hồ sơ thẩm tra lý lịch đảng và muốn nhận được sự tư vấn liên quan đến vấn đề này thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

- Tư vấn pháp lý: 1900.3330

- Zalo: 084.696.7979

- Văn phòng: (028) 777.00.888

- Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo