Hồ sơ năng lực nhà thầu là tài liệu rất quan trọng quyết định đến việc thành công của nhà thầu khi tham gia hoạt động đấu thầu. Vậy Hồ sơ năng lực nhà thầu là? Hồ sơ năng lực nhà thầu gồm những gì? Cách lập hồ sơ năng lực nhà thầu? Các lưu ý khi lập hồ sơ năng lực nhà thầu là gì? Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả thông tin dưới bài viết sau.
HỒ SƠ NĂNG LỰC NHÀ THẦU?
1. Hồ sơ năng lực nhà thầu là?
Luật đấu thầu hiện hành không có quy định về khái niệm hồ sơ năng lực nhà thầu. Theo ý nghĩa Tiếng Việt của thuật ngữ này, có thể hiểu đơn giản hồ sơ năng lực nhà thầu là tập hợp những văn bản chứng minh tư cách, kinh nghiệm, thành tích của nhà thầu thể hiện khả năng thực hiện gói thầu mà nhà thầu tham dự.
2. Hồ sơ năng lực nhà thầu gồm những gì?
Căn cứ vào lĩnh vực, quy mô, tính chất, yêu cầu của gói thầu nhà thầu sẽ thiết kế hồ sơ năng lực đảm bảo tốt nhất để tạo ấn tượng cho bên mời thầu. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, quy mô, tính chất, yêu cầu của gói thầu mà hồ sơ năng lực nhà thầu sẽ khác nhau và không có quy định rõ ràng về số lượng và loại văn bản trong hồ sơ năng lực nhà thầu. Thông thương hồ sơ năng lực nhà thầu gồm những tài liệu sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện của doanh nghiệp (phô tô công chứng) theo quy định không quá 6 tháng
- Danh sách các hợp đồng tương tự đã thực hiện
- Danh sách khách hàng của nhà thầu
- Báo cáo tài chính có xác nhận cơ quan thuế, hoặc báo cáo tài chính được kiểm toán
- Danh sách nhân sự thực hiện gói thầu dự kiến, kèm chứng chỉ và bằng cấp chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhân sự của nhà thầu
- Danh sách các máy móc, thiết bị, tài sản của nhà thầu
- Tùy theo yêu cầu sẽ có nhiều nội dung cụ thể khác
3. Cách lập hồ sơ năng lực nhà thầu?
Để có thể lập hồ sơ năng lực nhà thầu đảm bảo vừa tạo ấn tượng tốt cho bên mời thầu và vừa đáp ứng yêu cầu cùa hồ sở mời thầu và trách những sai sót không đáng có chúng ta cần thực hiện theo trình tự các bước sau:
- Bước 1: Đọc kỹ hồ sơ mời thầu để nắm rõ những yêu cầu của hồ sơ mời thầu để làm căn cứ lập hồ sơ năng lực thầu
Việc đọc để chúng ta nắm rõ những yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tài chính mà chủ đầu tư đề ra từ đó lập hồ sơ năng lực nhà thầu đảm bảo đáp ứng các yêu cầu đó.
- Bước 2: Thiết kế hồ sơ năng lực nhà thầu
Với biểu mẫu có sẵn hồ sơ dự thầu để kê khai thể hiện năng lực nhà thầu cần kê khai đủ và đúng các biểu mẫu đó
- Bước 3: Trình bày hồ sơ năng lực nhà thầu thầu
Một hồ sơ dự thầu thường có 3 phần: Năng lực (Năng lực dành cho gói thầu và năng lực công ty) + Biện pháp thi công + Giá dự thầu. Hồ sơ năng lực nhà thầu cần được trình bày ở đầu hồ sơ dự thầu vì đây là phần sẽ được xem xét đầu tiên trong hồ sơ dự thầu đảm bảo tạo ấn tượng tốt cho bên mơi thầu.
4. Các lưu ý khi lập hồ sơ năng lực nhà thầu là gì?
Thứ nhất, phần mở đầu hồ sơ năng lực nhà thầu nên bắt đầu với những điều cơ bản, cần dùng lời văn gần gũi và thu hút sự chú ý của người đọc, nên nêu ra những thành tích nổi bất quan trọng. Thông thường sẽ bắt đầu bằng lời ngỏ, thể hiện thiện chí hợp tác.
Thứ hai, giải thích rõ lĩnh vực hoạt động của nhà thầu , cần mô tả cụ thể mô hình kinh doanh, những sản phẩm, dịch vụ thế mạnh mà nhà thầu cung cấp, cần chỉ ra những lợi ích và giá trị mà bên mời thầu sẽ nhận được thông qua các sản phẩm và dịch vụ của nhà thầu.
Thứ ba, nên minh họa bằng số liệu cụ thể để đảm bảo tính thuyết phục của hộ sơ năng lực nhà thầu.
Thứ tư, sắp xếp thông tin ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và đảm bảo kết cấu mạch lạc đi vào trọng tâm vấn đề.
5. Những câu hỏi thường gặp.
Năng lực nhà thầu là gì?
Bản chất hoạt động đấu thầu chính là sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để được thực hiện một công việc hay một yêu cầu nào đó. Mục tiêu của họ khi tham gia đấu thầu là để giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.
Nhà thầu được định nghĩa là tổ chức/đơn vị có đầy đủ năng lực để thi công xây dựng công trình cho các chủ đầu tư. Họ sẽ ký hợp đồng với chủ đầu tư và thầu toàn bộ các công việc, dự án liên quan đến công trình ấy.
Theo pháp luật hiện hành thì chưa có quy định về khái niệm năng lực nhà thầu. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu đơn giản năng lực nhà thầu là khả năng nhà thầu bảo đảm thực hiện được gói thầu mà nhà thầu tham dự.
Giấy chứng nhận năng lực nhà thầu là gì?
Giấy chứng nhận năng lực nhà thầu là bản đánh giá năng lực của nhà thầu có đủ điều kiện hợp lệ để tham gia đấu thấu hay không? Bản đánh giá này tổng hợp tất cả năng lực của công ty trong quá trình tham gia hoạt động xây dựng từ trước tới nay. Bản đánh giá năng lực được Bộ xây dựng hoặc Sở Xây dựng đánh giá và quyết định cấp giấy chứng nhận năng lực nhà thầu hay còn gọi là: "Chứng chỉ năng lưc hoạt động xây dựng".
Các lĩnh vực hoạt động xây dựng nào cần có chứng chỉ năng lực nhà thầu?
Căn cứ theo Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng:
- Khảo sát xây dựng;
- Lập thiết kế quy hoạch xây dựng;
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;
- Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Thi công xây dựng công trình;
- Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình;
Điều kiện năng lực của nhà thầu thi công xây dựng tương ứng với hạng năng lực III?
Điều 65 Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ xây dựng quy định như sau:
- c) Hạng III:
– Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
– Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận;
– Công nhân kỹ thuật phụ trách các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
– Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về Hồ sơ năng lực nhà thầu theo quy định mới nhất hiện hành để bạn đọc tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề nêu trên hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi hãy liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận