Nhiều người cho rằng doanh nghiệp nào cũng có thể mua bán được. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ công ty tư nhân mới có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần thì hình thức mua bán chủ yếu để giành quyền kiểm soát doanh nghiệp được thực hiện theo phương thức chuyển nhượng cổ phần. Còn đối với việc mua bán công ty TNHH thì được chuyển nhượng góp vốn trong công ty.
Hồ sơ mua bán công ty cần lưu ý điều gì?
1. Mua bán doanh nghiệp là gì?
Mua bán doanh nghiệp (viết tắt là M&A) là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhất định thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. Việc sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ lẻ thông thường thì không được coi là hoạt động M&A.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp mua lại bán đi theo hình thức sau:
- Công ty cổ phần hình thức mua bán là chuyển nhượng cổ phần.
- Công ty TNHH hình thức mua bán là chuyển nhượng góp vốn trong công ty.
- Doanh nghiệp tư nhân có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp
2. Điều kiện, trình tự, thủ tục và hồ sơ thực hiện
Đối với doanh nghiệp tư nhân
Điều kiện
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về:
- Các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp;
- Trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
Cơ sở pháp lý: Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020
Trình tự thực hiện
- Người mua, người được tặng cho, người thừa kế phải nộp hồ sơ đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Cơ sở pháp lý: Điều 54 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có chữ ký của người bán, người tặng cho và người mua, người được tặng cho doanh nghiệp tư nhân đối với trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp tư nhân; chữ ký của người thừa kế đối với trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người mua, người được tặng cho doanh nghiệp tư nhân, người thừa kế;
- Hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc mua bán trong trường hợp bán doanh nghiệp tư nhân; hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho doanh nghiệp tư nhân; bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 54 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Đối với công ty cổ phần
Điều kiện mua bán công ty cổ phần
Đối với cổ phần của cổ đông phổ thông: Được tự do chuyển cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập (Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020)
Căn cứ khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 Đối với cổ phần của cổ đông sáng lập, phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông sáng lập được tự do chuyển cổ phần cho nhau;
- Nếu chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập thì phải có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông
- Các hạn chế này được bãi bỏ sau 3 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Người nhận chuyển nhượng mới phải là người có quyền thành lập, góp vốn thành lập, mua cổ phần, vốn góp và quản lý doanh nghiệp, trừ các trường hợp được quy định rõ tại Khoản 2, Điều 17 luật Doanh nghiệp 2020
Thủ tục, hồ sơ mua bán công ty cổ phần
Việc mua bán công ty cổ phần được thực hiện bằng cách chuyển nhượng cổ phần của công ty.
Đối với công ty TNHH
Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Mua bán công ty TNHH hai thành viên để trở thành chủ sở hữu công ty đó thực chất là nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ các thành viên trong công ty.
Tuy nhiên, các thành viên trong công ty TNHH hai thành viên không được tự do chuyển nhượng phần vốn góp mà sẽ phải tuân theo các điều kiện để được chuyển nhượng và trình tự, thủ tục chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật.
Công ty TNHH MTV
Khi chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH MTV sẽ có hai trường hợp xảy ra:
- Trong trường hợp chủ sở hữu công ty TNHH MTV chuyển nhượng một phần vốn góp cho các cá nhân, tổ chức khác thì công ty phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần nếu phần vốn góp có từ 03 thành viên góp vốn trở lên
- Trong trường hợp chủ sở hữu công ty TNHH MTV chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác thì công ty phải tiến hành thay đổi chủ sở hữu công ty.
LƯU Ý:
Về mặt pháp lý, sau khi chuyển nhượng Doanh nghiệp, chủ sở hữu cũ sẽ không còn tư cách pháp lý cho doanh nghiệp đã được sang nhượng. Quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu cũ đã chuyển giao toàn bộ sang cho người được chuyển nhượng.
Tổ chức, cá nhân trước khi tiến hành thủ tục sang nhượng công ty cần phải kiểm tra kĩ hồ sơ thuế nhằm tránh các rủi ro pháp lý sau này khi đã sang nhượng bao gồm:
- Báo cáo tháng, quý, báo cáo tài chính, quyết toán thuế…;
- Các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp: Tiền phạt thuế, phí, các khoản nợ thuế…
Nội dung bài viết:
Bình luận