Hiện nay, Hội thẩm nhân dân giữ vai trò hết sức quan trọng đối với các phán quyết của tòa án bởi hội thẩm nhân dân là những người thường xuyên gắn bó với cộng đồng dân cư nơi công tác làm việc tham gia giám sát hoạt động tư pháp có phần tuyên truyền pháp luật và là cầu nối giữa tòa án và người dân. Hội thẩm nhân dân là người được bầu cử theo quy định của pháp luật, thực hiện nhiệm vụ xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án. Vậy, Hội thẩm nhân dân được hiểu như thế nào? Để ứng tuyển làm hội thẩm nhân dân thì cần chuẩn bị hồ sơ hội thẩm nhân dân như thế nào? Nếu bạn còn băn khoăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề trên thì đừng bỏ lỡ những thông tin mà chúng tôi để cập trong bài viết dưới đây.
Hồ sơ hội thẩm nhân dân
1. Hội thẩm nhân dân được hiểu như thế nào?
Theo từ điển tiếng Việt thì hội thẩm nhân dân được hiểu là người do Hội đồng nhân dân bầu ra trong một thời gian nhất định cùng với thẩm phán làm nhiệm vụ xét xử các vụ án xảy ra ở địa phương. Hội thẩm nhân dân là người được hội đồng nhân dân bầu theo nhiệm kỳ để cùng với thẩm phán là nhiệm vụ xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân.
Theo pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm Tòa án nhân dân thì hội thẩm là người được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án.
Như vậy hội thẩm nhân dân được hiểu là công dân Việt Nam có Có sức khỏe uy tín, có kiến thức về pháp luật và hiểu biết xã hội được bầu ra để tham gia tiến hành hoạt động Tố tụng những vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án theo quy định của pháp luật
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của hội thẩm nhân dân
Theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì khi được Chánh án Tòa án phân công, Hội thẩm nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa.
- Đề nghị Chánh án Tòa án, Thẩm phán ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền.
- Tham gia Hội đồng xét xử vụ án dân sự.
- Tiến hành các hoạt động tố tụng và ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Tham gia xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân theo phân công của chánh án nơi nhận được bầu làm hội thẩm nhân dân
- Có nghĩa vụ làm theo sự phân công của chánh án, nếu không thực hiện được nhiệm vụ được giao thì cần phải nêu rõ lý do. Trong một năm công tác mà không được phân công làm nhiệm vụ xét xử thì hội thẩm có quyền yêu cầu chánh án cho biết rõ nguyên nhân.
3. Điều kiện để có thể trở thành hội thẩm nhân dân
Trước khi tiến hành việc nộp hồ sơ hội thẩm nhân dân để ứng tuyển làm hội thẩm nhân dân thì người muốn trở thành hội thẩm nhân dân cần phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:
- Là công dân của nước Việt Nam, trung thành với hiến pháp, với tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng, tinh thần dũng cảm liêm khiết chính trực và kiên quyết bảo vệ công lý.
- Có kiến thức pháp luật sâu rộng và hiểu biết sâu về xã hội; không cần có bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn như thẩm phán
- Có sức khỏe tốt nhằm bảo đảm hoàn thành trọng trách nhiệm vụ được giao.
4. Hồ sơ ứng tuyển hội thẩm nhân dân bao gồm những giấy tờ nào?
Hiện nay, nếu muốn trở thành hội thẩm nhân dân thì người có nhu cầu muốn ứng tuyển vào vị trí này cần phải tiến hành chuẩn bị hồ sơ hội thẩm nhân dân. Theo đó, hồ sơ ứng tuyển làm hội thẩm nhân dân bao gồm một số giấy tờ như sau:
Đơn ứng cử làm Hội thẩm Tòa án nhân dân;
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác hoặc địa phương nơi sinh sống;
+ Văn bản giới thiệu của cơ quan, tổ chức của người được giới thiệu bầu làm Hội thẩm Tòa án nhân dân; trường hợp được giới thiệu bầu lại (tái cử) thì người được giới thiệu bầu lại có báo cáo kết quả công tác xét xử trong nhiệm kỳ vừa qua;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến hồ sơ hội thẩm nhân dân. Tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng mà công ty Luật ACC xin cung cấp cho khách hàng dịch vụ Tư vấn Hội thẩm nhân dân là gì? Hồ sơ ứng tuyển hội thẩm nhân dân. Nếu quý khách hàng còn gặp phân vân về hồ sơ hội thẩm nhân dân và muốn nhận được sự tư vấn liên quan đến vấn đề này cũng như các vấn đề khác về hội thẩm nhân dân như nhiệm vụ, quyền hạn, điều kiện để trở thành hội thẩm nhân dân,... thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.
Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn
Liên hệ với chúng tôi:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Văn phòng: (028) 777.00.888
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận