Hồ Sơ, Điều Kiện Và Thủ Tục Trọn Vẹn Xin Phép Quảng Cáo Thuốc (Cập nhật 2024)

Thuốc là một trong những nhóm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế, do vậy, các vấn đề liên quan đến hoạt động quảng cáo thuốc cũng được quy định khá khắt khe và chặt chẽ.

Hồ Sơ, Điều Kiện Và Thủ Tục Trọn Vẹn Xin Phép Quảng Cáo Thuốc
Hồ Sơ, Điều Kiện Và Thủ Tục Trọn Vẹn Xin Phép Quảng Cáo Thuốc

1. Điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo thuốc

1. Thuốc được phép quảng cáo bao gồm:

  • Thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc;
  • Trường hợp quảng cáo thuốc trên báo nói, báo hình thì thuốc phải có hoạt chất chính nằm trong danh mục hoạt chất thuốc và dược liệu được quảng cáo trên báo nói, báo hình;
  1. Thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt;
  2. Có đủ hồ sơ theo quy định;
  3. Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam của đơn vị đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm ủy quyền bằng văn bản.
  4. Nội dung quảng cáo thuốc phải đúng các quy định sau:
  • Nội dung quảng cáo thuốc phải phù hợp với các tài liệu sau đây:
    • Giấy phép lưu hành tại Việt Nam;
    • Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt;
    • Chuyên luận về thuốc đã được ghi trong Dược thư Quốc gia hoặc trong các tài liệu về thuốc đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất công nhận.
  • Quảng cáo thuốc phải có các nội dung sau đây:
    • Tên thuốc theo quyết định cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
    • Tên hoạt chất của thuốc;
    • Chỉ định của thuốc;
    • Chống chỉ định hoặc các khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt như người có thai, người đang cho con bú, người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính;
    • Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;
    • Khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.
  • Quảng cáo thuốc trên sách, báo, tạp chí, tờ rời có thêm thông tin: thận trọng, liều dùng, cách dùng;
  • Quảng cáo thuốc trên báo nói, báo hình còn phải đọc rõ ràng nội dung như nêu trên, chống chỉ định hoặc các khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt phải bảo đảm để người nghe, người xem có thể nghe hoặc đọc được đầy đủ, rõ ràng; Nếu thành phần thuốc có từ 03 hoạt chất trở lên thì tùy theo thời lượng phát sóng, có thể đọc tên hoạt chất chính hoặc đọc tên chung các vitamin, khoáng chất, dược liệu.
  • Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, màn hình chuyên quảng cáo:
    • Nội dung quảng cáo có âm thanh: phải có thông tin như trên báo nói, báo hình;
    • Nội dung quảng cáo không có âm thanh: phải có thông tin như trên sách, báo, tạp chí, tờ rời;
  • Nội dung quảng cáo thuốc trên phương tiện quảng cáo ngoài trời phải có đủ thông tin: Tên thuốc; tên hoạt chất của thuốc; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”;
  • Các chỉ định không được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc;
  • Các thông tin, hình ảnh không được sử dụng trong quảng cáo thuốc.

2. Thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc

            Bước 1: Nộp hồ sơ:

Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo nộp hồ sơ tại Cục Quản lý dược

            Bước 2: Xử lý hồ sơ:

  • Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị đơn vị sửa đổi, bổ sung. Thời gian để đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu tối đa là 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo. Quá thời hạn này thì hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo hết giá trị.

            Bước 3: Công bố

  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình danh mục thuốc quảng cáo đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo.

3. Trình tự thủ tục đối với quảng cáo thuốc thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện:

  • Trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có danh mục thuốc đã được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo, mẫu quảng cáo hoặc kịch bản quảng cáo đã được duyệt cho Sở Y tế nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết.

4. Hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc

  • Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;
  • Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo:
    • Nếu quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc;
    • Nếu quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo không phải báo nói, báo hình thì phải có 03 bản ma-két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu kèm theo file mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo;
    • Nếu quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: Ngoài các tài liệu quy định tại điểm này phải có các tài liệu: mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực, chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian, địa điểm tổ chức; nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên;
  • Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận.
  • Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế phê duyệt.
  • Giấy phép lưu hành sản phẩm do Cục Quản lý dược cấp hoặc quyết định cấp số đăng ký thuốc tại Cục Quản lý dược.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (430 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo