Mỗi hộ kinh doanh được thành lập đều gắn với nhu cầu kinh doanh một ngành nghề nhất định, phù hợp với mong muốn của chủ thể thành lập. Tùy thuộc vào từng ngành nghề mà thủ tục, giấy tờ yêu cầu đối với hộ kinh doanh cũng có sự khác biệt. Như vậy, hãy cùng ACC tìm hiểu hộ kinh doanh thực phẩm cần đăng ký giấy tờ gì?
Hộ kinh doanh thực phẩm cần đăng ký giấy tờ gì?
1. Khái niệm kinh doanh thực phẩm
Kinh doanh thực phẩm là lĩnh vực đầu tư luôn được đánh giá là tiềm năng và ổn định vì nhu cầu ăn uống của con người là nhu cầu căn bản và cấp thiết. Hiện nay có 4 loại hình kinh doanh thực phẩm chủ yếu được pháp luật quy định (Chương IV Luật An toàn thực phẩm 2010) như sau:
- Kinh doanh thực phẩm tươi sống
- Cơ sở chế biến thực phẩm, đơn vị kinh doanh các sản phẩm đã qua chế biến
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Kinh doanh đồ ăn đường phố
Tuy nhiên, đây là ngành nghề kinh doanh liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng nên các hộ kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo các điều kiện an toàn để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Những giấy phép cần có khi hộ kinh doanh kinh doanh thực phẩm
Bước 1: Thành lập hộ kinh doanh
- Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể
- CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh và các thành viên hộ gia đình tham gia góp vốn đăng ký HKD cá thể;
- Hợp đồng thuê nhà/mượn nhà/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Soạn và nộp hồ sơ
- Nộp giấy đề nghị đăng ký HKD cá thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh (kèm bản sao giấy CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh (người đại diện đứng tên trên giấy phép));
- Nội dung giấy đề nghị đăng ký HKD cá thể bao gồm:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ chi tiết địa điểm kinh doanh;
Ví dụ: Hộ kinh doanh Nguyễn Văn A - Địa chỉ 55 Nguyễn Xí, P. 26, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. - Ngành, nghề kinh doanh.
Lưu ý: Những ngành, nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định thì phải bổ sung bản sao chứng chỉ hành nghề hoặc giấy chứng nhận vốn pháp định do cơ quan nhà nước cấp quận/huyện cấp.
- Vốn điều lệ;
- Họ, tên, số và ngày cấp CMND/CCCD/hộ chiếu, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện các thành viên hộ gia đình.
- Bạn sẽ được cấp giấy biên nhận và giấy chứng nhận đăng ký HKD cá thể trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Hồ sơ hợp lệ theo quy định các biểu mẫu;
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh đăng ký phù hợp quy định;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người đăng ký thành lập HKD cá thể.
Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ mà không nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký HKD có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Bước 2: Xin giấy phép an toàn thực phẩm
Ngoài những giấy tờ thủ tục chuẩn bị cho việc thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh của bạn cần phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Những giấy tờ pháp lý bạn cần chuẩn bị:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm ( chi tiết hơn là kinh doanh rau củ quả)
- Đăng ký xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm do chi cục Bảo vệ thực vật hoặc sở Nông nghiệp xác nhận
- Giấy khám sức khỏe đối với chủ cơ sở và các nhân viên ( Những người tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm) còn giá trị sử dụng
Sau khi đã có đủ các giấy tờ trên bạn cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận An toàn thực phẩm với những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn giá trị sử dụng
- Bản thuyết minh cơ sở, dụng cụ, trang thiết bị
- Danh sách khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên có xác nhận của cơ sở
- Danh sách xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên cơ sở
- Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở
- Bản vẽ sơ đồ tổng thể đường đi tới cơ sở
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trên nộp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết xem xét tính hợp pháp và sẽ cấp giấy chứng nhận cho hộ kinh doanh (Cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc các cơ quan nhà nước được phân cấp ở địa phương cấp giấy chứng nhận).
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng : Trước khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP, chủ cơ sở và các nhân viên làm việc tại cơ sở phải đăng ký tham gia tập huấn kiến thức VSATTP với Ban Quản lý An toàn thực phẩm của tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở kinh doanh. Thời gian từ khi đăng ký tới khi được cấp giấy xác nhận kiến thức về VSATTP từ 15-20 ngày.
3. Kết luận
Như vậy, trả lời cho câu hỏi hộ kinh doanh thực thẩm cần giấy tờ gì, ACC xin khẳng định: khi kinh doanh thực phẩm, hộ kinh doanh cần đăng ký thành lập hộ kinh doanh sau đó cần đăng ký giấy giấy phép an toàn thực phẩm.
Nội dung bài viết:
Bình luận