Sổ Hộ Khẩu Là Gì? Sổ Hộ Khẩu Dùng Làm Gì?

Hộ khẩu là gì? Hộ khẩu dùng làm gì? Tuy rằng đăng ký thường trú là điều ai cũng biết và phải thực hiện, tuy nhiên liệu chúng ta đã thực sự hiểu mục đích hộ khẩu dùng làm gì? Bài viết của ACC dưới đây sẽ tổng hợp, giải đáp mọi thắc mắc về mục đích hộ khẩu dùng làm gì và hướng dẫn quý khách hàng mọi thông tin chi tiết, cụ thể liên quan tới thủ tục làm hộ khẩu. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ đăng ký hộ khẩu thường trú cho quý khách hàng vô cùng nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian.

lam-so-ho-khau-3

Hộ khẩu dùng làm gì

1. Hộ khẩu là gì? Hộ khẩu dùng làm gì?

Hộ khẩu là cách thức để Nhà nước sử dụng để hiện việc quản lý nơi cư trú của công dân. Trước đây, nước quản lý nơi ở, nơi cư trú của công dân thông qua hình thức hộ khẩu dưới dạng sổ khẩu (văn bản, tài liệu pháp lý). Hiện nay, Luật cư trú năm 2020 ra đời đã không còn sử dụng sổ hộ khẩu dưới dạng văn bản như trước đây từ ngày 1/7/2021, mà thay vào đó, nhà nước lưu thông tin về nhân khẩu, nơi cư trú của công dân tại tại Cổng thông tin quốc gia quản lý về cư trú.

2. Đăng ký hộ khẩu cần những gì?

Trước đây, khi tiến hành thủ tục đăng ký hộ khẩu, công dân sẽ được cấp sổ khẩu. Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2021, công dân vẫn tiến hành thủ tục đăng ký hộ khẩu nhưng thông tin sẽ được lưu trên Cổng thông tin quản lý về cư trú nên công dân sẽ chỉ nhận được kết quả về thông tin của mình đã được đăng ký thành công, không cần lưu giữ, giữ gìn sổ hộ khẩu như trước đây.

Công dân chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ sau:

  1. Tờ khai thay đổi thông tin cư trú: tờ khai thay đổi thông tin cư trú sẽ yêu cầu công dân cung cấp những thông tin cá nhân của người đăng ký thường trú như tên, tuổi, địa chỉ trước đây công dân sống, địa chỉ dự kiến đăng ký thường trú… đồng thời yêu cầu công dân cung cấp những thông tin khác về chủ hộ, thành viên trong sổ hộ khẩu như tên, tuổi, năm sinh, nghề nghiệp… Công dân cần điền đầy đủ, chi tiết thông tin được yêu cầu trong mẫu phiếu khai

(Mẫu tờ khai có thể lấy tại cơ quan công an cấp xã hoặc tải mẫu tại đây);

ma%CC%82%CC%83u-to%CC%9B%CC%80-khai-1

  1. Văn bản, tài liệu chứng minh công dân sở hữu chỗ ở hợp pháp như hợp đồng mua chuyển quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Hợp đồng nhận tặng cho, nhận thừa kế… đối với trường hợp công dân là chủ sở hữu hợp pháp của nơi đăng ký thường trú;

Trường hợp công dân không sở hữu chỗ ở nhưng được chủ hộ cho phép đăng ký thường trú cùng với chủ hộ thì cần cung cấp một trong những văn bản, tài liệu dưới đây:

  • Giấy tờ pháp lý chứng minh công dân có quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình hoặc giấy tờ chứng minh công dân đăng ký là người già, người khuyết tật, bệnh tâm thần… (trường hợp cha, mẹ về ở với con cái; con cái đến ở với cha, mẹ; vợ chuyển đến ở với chồng, chồng về ở với vợ; anh, chị, em, ruột về ở với người già, người khuyết tật…).
  • Hợp đồng thuê, mượn, ở nhờ nhà hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương. Tuy nhiên, trong trường hợp này, công dân đăng ký cần cung cấp thêm tài liệu chứng minh dự kiến đăng ký thường trú có diện tích đủ, phù hợp theo quy định pháp luật về đăng ký thường trú
  • Nếu công dân đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo có công trình phụ nhà ở thì cần cung cấp tài liệu minh người đại diện cho cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đó có quyền đồng ý cho công dân đăng ký thường trú; ngoài ra, phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo đó có công trình phụ là nhà ở nhằm đảm bảo đủ điều kiện để công dân được thường trú tại đó
  • Cung cấp các giấy tờ tài liệu khác phù hợp với từng trường hợp.

3. Đăng ký hộ khẩu như thế nào?

Thủ tục đăng ký hộ khẩu bao gồm 4 bước chính dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đã nêu ở mục 2.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhận hồ sơ: Cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi công dân dự kiến đăng ký thường trú
Thời gian nộp hồ sơ: Giờ hành chính (8 giờ sáng đến 5 giờ chiều) từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần; thứ 7 hàng tuần (8 giờ sáng đến 12 giờ trưa).

Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ

Cán bộ kiểm tra nội dung hồ sơ xem đã đảm bảo về số lượng giấy tờ và đảm bảo về tính pháp lý hay chưa

+ Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Cán bộ công an nhận hồ sơ, cấp phiếu hẹn trả kết quả.

+ Hồ sơ thiếu: Cán bộ công an cấp phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; hướng dẫn công dân bổ sung.

+ Hồ sơ không đảm bảo điều kiện để tiếp nhận: Cán bộ công an cứ chối tiếp nhận và cấp phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, có ghi rõ lý do từ chối.

Bước 4: Nhận kết quả theo lịch hẹn trên Phiếu hẹn trả kết quả do cơ quan có thẩm quyền cấp.

4. Thời gian đăng ký hộ khẩu bao lâu?

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi công dân đăng ký hộ khẩu, công dân sẽ nhận được thông báo về việc đăng ký thường trú của mình có thành công hay không.

Như vậy, không chỉ giải đáp thắc mắc vì câu hỏi hộ khẩu dùng làm gì, ACC đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích cho quý khách về những thủ tục, quy định liên quan tới việc đăng ký hộ khẩu. ACC rất mong sẽ được hỗ trợ khách hàng trải nghiệm dịch vụ đăng hộ khẩu thường trú của chúng tôi. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

 

  • Hotline: 19003330

 

 

  • Zalo: 084 696 7979

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (411 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo