Hộ chiếu còn được gọi với cái tên là passport là một thuật ngữ không còn xa lại với chúng ta trong cuộc sống ngày nay, đặc biệt là đối với những ai đã sử dụng hộ chiếu để đi nước ngoài. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những quy định của pháp luật liên quan đến hộ chiếu là gì. Do đó, Công ty luật ACC sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về những nội dung này trong bài viết dưới đây từ văn bản pháp luật hiện hành mới nhất.
1. Khái niệm hộ chiếu là gì?
- Căn cứ Khoản 3, Điều 2, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 giải thích hộ chiếu là gì như sau: Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
- Hiện nay hộ chiếu có gắn chíp điện tử để lưu giữ thông tin được mã hóa của người mang hộ chiếu và chữ ký số của người cấp đang được ứng dụng và ngày càng trở nên phổ biến hơn để giảm các loại giấy tờ cho người dân.
- Hộ chiếu bao gồm các nội dung cơ bản như:
+ Thông tin của người mang hộ chiếu
+ Ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh
+ Hạn sử dụng của hộ chiếu
+ Đối tượng của người mang hộ chiếu: ngoại giao, công vụ.
- Hộ chiếu bao gồm các loại sau:
+ Hộ chiếu ngoại giao
+ Hộ chiếu công vụ
+ Hộ chiếu phổ thông
2. Thẩm quyền cấp hộ chiếu?
Thẩm quyền cấp hộ chiều là gì được quy định như sau:
Loại hộ chiếu |
Thẩm quyền cấp |
Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ |
- Đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước: + Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao + Cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền - Đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở nước ngoài: + Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài |
Hộ chiếu phổ thông |
- Đối với hộ chiếu phổ thông ở trong nước: + Lần thứ nhất: Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an + Từ lần thứ hai: Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. - Đối với hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài: + Lần đầu: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước người đó cư trú. + Từ lần thứ hai: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi thuận lợi. |
3. Thời hạn của hộ chiếu
Hộ chiếu là gì cũng có thời hạn sử dụng nhất định theo quy định của pháp luật. Theo đó, thời hạn của hộ chiếu này phụ thuộc vào độ tuổi của người được cấp hộ chiếu. Cụ thể như sau:
Thời hạn của hộ chiếu phổ thông
- Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn.
- Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn.
- Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
Thời hạn của hộ chiếu ngoại giao, công vụ
- Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.
4. Các trường hợp hộ chiếu bị hủy, thu hồi
Đối với những trường hợp dưới đây, hộ chiếu sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi hoặc hủy giá trị sử dụng.
- Hủy giá trị sử dụng hộ chiếu còn thời hạn bị mất
- Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu của người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
- Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn thời hạn đối với trường hợp không còn thuộc đối tượng được sử dụng.
- Thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu đã cấp cho người chưa chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm hành vi bị cấm.
Như vậy, hộ chiếu là gì là một loại giấy tờ xuất nhập cảnh để chứng minh quốc tịch và nhân thân của công dân Việt Nam. Theo đó, hộ chiếu chính là chứng minh nhân dân của người Việt Nam tại nước ngoài. Trong tình hình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, hộ chiếu là một loại giấy tờ quan trọng mà người dân cần phải có và cần phải hiểu để có thể sử dụng đúng pháp luật.
Nội dung bài viết:
Bình luận