Hộ chiếu ngoại giao được coi là loại giấy tùy thân dùng vào mục đích xuất nhập cảnh chỉ với chỉ thể nhất định. Những người được cấp hộ chiếu ngoại giao này thông thường là người nổi tiếng, người có chức vụ cao hoặc người thân của người có chức vụ cao,… Gần đây Hàn Quốc cũng đang đưa ra những chính sách liên quan đến cấp hộ chiếu ngoại giao. Để xem sổ hộ chiếu Hàn Quốc là gì mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu về hộ chiếu ngoại giao là gì?
Hộ chiếu ngoại giao là một loại giấy tờ xuất nhập cảnh. Hộ chiếu ngoại giao thường được cấp cho các quan chức ngoại giao thuộc Chính phủ đi nước ngoài công tác.
Trước khi tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành về hộ chiếu ngoại giao là gì. Chúng ta cần nắm rõ thế nào là hộ chiếu. Căn cứ Khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019; hộ chiếu chính là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước; được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho công dân Việt Nam để xuất cảnh; nhập cảnh, chứng minh cho quốc tịch và nhân thân.
Công dân Việt Nam sẽ được cấp hộ chiếu ngoại giao; khi đáp ứng đủ điều kiện được quy định như sau:
- Thuộc đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao;
- Được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép; quyết định cử người thuộc diện cấp hộ chiếu ngoại giao cử; hoặc cho phép ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ công tác.
Nội dung thông tin cơ bản được thể hiện trên hộ chiếu ngoại giao: họ, chữ đệm và tên; ảnh chân dung; ngày tháng năm sinh của người được cấp; nơi sinh; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày tháng năm cấp hộ chiếu, cơ quan cấp; ngày tháng năm mà hộ chiếu hết hạn; số định danh cá nhân hoặc là số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
Thủ tục cấp hộ chiếu ngoại giao trong nước:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm: Tờ khai đề nghị được cấp hộ chiếu ngoại giao; theo mẫu quy định là mẫu số 01/2020/NG-XNC; 2 ảnh chân dung giống nhau của người yêu cầu được cấp hộ chiếu và một số giấy tờ khác.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Thực hiện nộp hồ sơ cấp hộ chiếu ngoại giao trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện. Tại đây sẽ xem xét, kiểm tra hồ sơ nếu còn điều gì chưa rõ; hoặc cần xác minh sẽ liên hệ với Cục Lãnh sự; hoặc Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Ngoại giao.
Bước 3: Nhận kết quả
Khi nộp hồ sơ cấp hộ chiếu ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao; hoặc là cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền thực hiện cấp hộ chiếu ngoại giao trong 5 ngày làm việc; và sau đó trả kết quả. Trong trường hợp chưa cấp hộ chiếu thì sẽ có văn bản trả lời; và có nêu rõ lý do chưa cấp.
2. Hộ chiếu ngoại giao của Hàn Quốc
“Hộ chiếu” là loại giấy tờ được chính phủ Hàn Quốc cấp để chứng minh nhân thân của công dân; đồng thời nhằm yêu cầu người có trách nhiệm ở quốc gia; mà công dân sẽ nhập cảnh đảm bảo tiện ích và bảo vệ cho công dân của mình. Tuy nhiên đối với hộ chiếu ngoại giao của Hàn Quốc; lại có những đặc quyền riêng được quy định cụ thể.
Thẩm quyền cho phép cấp hộ chiếu ngoại giao
Những người sở hữu hộ chiếu ngoại giao sẽ có những đặc quyền; mà những người có hộ chiếu thông thường không có. Tại Hàn Quốc, chỉ có Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Chánh án Tòa án Tối cao; Bộ trưởng Ngoại giao, các cựu Tổng thống và gia đình của họ; các cựu Thủ tướng và gia đình của họ; và công chức do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao bổ nhiệm, thì mới có hộ chiếu ngoại giao này.
Thời hạn của hộ chiếu ngoại giao
Tương tự như hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao cũng sẽ có thời hạn từ 1 năm cho đến 5 năm; và có thể được gia hạn một lần nhưng không quá 3 năm.
3. Quy định riêng của hộ chiếu ngoại giao Hàn Quốc
Có thể cấp hộ chiếu ngoại giao với thời hạn có hiệu lực riêng với những người thuộc vào một trong những trường hợp dưới đây.
Người là đại biểu Chính phủ và đặc phái viên, thành viên của đoàn đại biểu là trưởng đoàn; những người được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhận định là rằng cần có hộ chiếu ngoại giao; để nhằm bảo vệ danh phận hay thi hành nghiệp vụ ngoại giao một cách suôn sẻ: 1 năm hoặc 2 năm tùy vào thời gian thi hành công vụ ngoại giao.
Tuy nhiên, với những người được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhận định là cần có hộ chiếu ngoại giao để bảo vệ danh phận; hay thi hành công vụ ngoại giao một cách suôn sẻ; thì thời gian hết hạn sẽ được tăng thêm 6 tháng trong hạn độ 5 năm; ở trường hợp có thời gian thi hành công vụ liên tục trong vòng trên 2 năm.
Con em dưới 27 tuổi chưa thành hôn; trong những người là đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao; (ngoại trừ con em đồng hành chưa thành hôn có khuyết tật về mặt thể xác; và tinh thần, không có năng lực sinh hoạt): 5 năm. Tuy nhiên khi tròn 27 tuổi ở thời điểm trước khi hộ chiếu hết hạn; thì thời điểm hết hạn của hộ chiếu sẽ được tính cho đến khi tròn 27 tuổi.
4. Câu hỏi thường gặp
Lợi ích của hộ chiếu ngoại giao đối với BTS là gì?
Với hộ chiếu ngoại giao, BTS được miễn thị thực từ 199 quốc gia. Điều này đồng nghĩa với việc khi sử dụng hộ chiếu ngoại giao; các thành viên sẽ có thể nhập cảnh vào các quốc gia đó mà không cần thị thực. Tuy nhiên với các kỳ nghỉ, chuyến du lịch; và các sự kiện cá nhân, phi ngoại giao như tham dự chương trình trao giải ở nước ngoài; BTS vẫn phải sử dụng hộ chiếu cá nhân và phải xin thị thực như bình thường.
BTS sẽ có rất nhiều đặc quyền khác khi sở hữu tấm hộ chiếu danh giá này như:
- Được trải thảm đỏ và sử dụng phòng hội nghị ngoại giao ở nhiều sân bay.
- Không có nghĩa vụ nộp thuế đối với một số nguồn thu nhập.
- Không giới hạn ngày nhập cư; Gia hạn visa dễ dàng hơn.
- Có thể sử dụng biển số xe CC hoặc CD, biển số lãnh sự trên ô tô.
- Có quyền lui tới các phòng chờ của chính phủ;
- Có cơ hội mở cửa tức thì trong môi trường chính trị hoặc kinh doanh;
- Được miễn visa đi đến bất kì quốc gia nào và miễn visa trong nhiều trường hợp đi lại khác;
- Không trả thuế khởi hành – xuất ngoại tại các sân bay;
- Giảm giá xe ô tô ngoại giao Volvo và BMW từ 20%-40% (tối đa 2 xe mỗi năm);
- Nâng cấp du lịch trong các hãng hàng không và khách sạn…
Thủ tục cấp hộ chiếu cho người Hàn Quốc như thế nào?
1. Đối tượng: Người có quốc tịch Hàn Quốc
- Bản thân nguời Hàn Quốc phải đến Phòng lãnh sự - Đại sứ quán Hàn Quốc trực tiếp để xin cấp hộ chiếu, không được ủy quyền cho nguời khác.
- Trong trường hợp bố hoặc mẹ (có quốc tịch Hàn Quốc) xin cấp hộ chiếu cho con.
※ Bố hoặc mẹ (có quốc tịch Hàn Quốc) tại Việt Nam: Bố hoặc mẹ (có quốc tịch Hàn Quốc) lên trực tiếp Phòng lãnh sự để xin cấp hộ chiếu cho con (bố hoặc mẹ không có quốc tịch Hàn Quốc thì không xin được hộ chiếu cho con)
※ Bố hoặc mẹ (có quốc tịch Hàn Quốc) tại Hàn Quốc
2. Hồ sơ cần thiết
- 2 ảnh 3.5cm x 4.5cm
※ Chiều dài của mặt từ 3~3.5 cm, nền trắng, không được mặc áo trắng, không đeo kính
- 1 Bản phôtô Hộ chiếu Hàn Quốc cũ (Không cần công chứng)
□ Trong trường hợp xin cấp hộ chiếu lần đầu tiên cho con (hồ sơ bổ sung thêm)
- 1 Bản phôtô Hộ chiếu Hàn Quốc của bố hoặc mẹ (có quốc tịch Hàn Quốc)
- 1 Bản giấy quan hệ gia đình Hàn Quốc của bố hoặc mẹ Hàn Quốc "가족관계증명서"
- 1 Bản giấy chứng nhận cơ bản Hàn Quốc của con "기본증명서"
※ Trong trường hợp mất hộ chiếu và xin cấp hộ chiếu mới
(nếu có 2 quốc tịch thì không cần tham khảo link)
3. Lệ phí
Hiệu lực
(Độ tuổi) |
26 trang | 58 trang |
10 năm
(Trên 18 tuổi) |
$50 | $53 |
5 năm
(Từ 8~18 Tuổi) |
$42 | $45 |
5 năm
(Dưới 8 tuổi) |
$30 | $33 |
4. Ngày dự kiến trả kết quả
- Hộ chiếu phổ thông: thứ 6 (khoảng 2 tuần sau khi nộp hồ sơ)
※ Trường hợp đăng ký dịch vụ xin cấp hộ chiếu nhanh (DHL): 3 ngày
- Hộ chiếu tạm thời: 1 ngày
XEM THÊM:>>>Số hộ chiếu ghi ở đây trên hộ chiếu?
Nội dung bài viết:
Bình luận