Hình thức văn bản là gì? (Cập nhật 2024)

Hình thức của một văn bản rất quan trọng, chứa đựng sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ pháp lý, các thông tin có giá trị pháp lý. Vậy hình thức văn bản là gì? Trong bài viết này, ACC sẽ giúp bạn đọc trả lời các vướng mắc liên quan đến nội dung trên, đồng thời làm rõ một vài thông tin về hình thức văn bản là gì.

hình thức văn bản là gì

Hình thức văn bản là gì?

1. Căn cứ pháp lý

Điều 4 Nghị định 04/2017/NĐ-CP

2. Hình thức văn bản là gì?

Khái niệm hình thức văn bản là gì được hiểu là giấy tờ chứa đựng sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ pháp lý, các thông tin có giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật của hầu hết các nước thì các loại giấy tờ như: thư từ, điện báo, điện tín, fax được coi là hình thức văn bản.

3. Các loại hình thức văn bản là gì?

Bên cạnh việc phân tích hình thức văn bản là gì thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu các hình thức văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, bao gồm:

HÌNH THỨC GỒM:
 Văn bản quy phạm pháp luật Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật này.

Xem chi tiết

Văn bản hành chính - Nghị quyết (cá biệt),

- Quyết định (cá biệt),

- Chỉ thị,

- Quy chế,

- Quy định,

- Thông cáo,

- Thông báo,

- Hướng dẫn,

- Chương trình,

- Kế hoạch,

- Phương án,

- Đề án,

- Dự án,

- Báo cáo,

- Biên bản,

- Tờ trình,

- Hợp đồng,

- Công văn,

- Công điện,

- Bản ghi nhớ bản cam kết,

- Bản thỏa thuận,

- Giấy chứng nhận,

- Giấy uỷ quyền,

- Giấy mời,

- Giấy giới thiệu,

- Giấy nghỉ phép,

- Giấy đi đường,

- Giấy biên nhận hồ sơ,

- Phiếu gửi,

- Phiếu chuyển,

- Thư công

Văn bản chuyên ngành Các hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thỏa thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội Các hình thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định.

4. Hình thức văn bản giải quyết khiếu nại và hình thức văn bản bảo lãnh chính phủ.

Để trả lời cho câu hỏi hình thức văn bản là gì và nội dung liên quan thì bạn đọc có thể tham khảo các hình thức văn bản giải quyết khiếu nại và hình thức văn bản bảo lãnh chính phủ tại đây:

4.1. Hình thức văn bản bảo lãnh chính phủ

Theo quy định hiện hành tại Điều 4 Nghị định 04/2017/NĐ-CP thì hình thức văn bản bảo lãnh chính phủ được quy định như sau:

1. Bảo lãnh chính phủ được thực hiện dưới hình thức thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc văn bản bảo lãnh (sau đây gọi chung là “Thư bảo lãnh”).

2. Chính phủ chỉ cấp Thư bảo lãnh, không cấp Thư tái bảo lãnh.

Hình thức văn bản bảo lãnh chính phủ được quy định tại Nghị định 04/2017/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ.

4.2. Hình thức văn bản giải quyết khiếu nại

Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây:

  1. Ngày, tháng, năm ra quyết định;
  2. Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
  3. Nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ;
  4. Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
  5. Giữ nguyên, sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
  6. Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);
  7. Quyền khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Như vậy, với những quy định trên đây, khi giải quyết khiếu nại, cấp ra quyết định lần đầu và cấp ra quyết định lần cuối cùng phải bằng hình thức văn bản là “Quyết định” mới bao quát hết những nội dung trên đây, chứ không thể ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng hình thức “Văn bản” hay “Thông báo” được.

5. Câu hỏi thường gặp

Soạn thảo văn bản khác được quy định như thế nào?

a) Căn cứ tính chất, nội dung của văn bản cần soạn thảo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao cho đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo.

b) Đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

Xác định hình thức, nội dung và độ mật, độ khẩn của văn bản cần soạn thảo;

Thu thập, xử lý thông tin có liên quan;

Soạn thảo văn bản;

Trong trường hợp cần thiết, đề xuất với người đứng đầu cơ quan, tổ chức việc tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân có liên quan; nghiên cứu tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh bản thảo;

Trình duyệt bản thảo văn bản kèm theo tài liệu có liên quan.

Thu thập, xử lý thông tin có liên quan;

Soạn thảo văn bản;

Trong trường hợp cần thiết, đề xuất với người đứng đầu cơ quan, tổ chức việc tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị, cá nhân có liên quan; nghiên cứu tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh bản thảo;

Trình duyệt bản thảo văn bản kèm theo tài liệu có liên quan.

Văn bản chuyên ngành là gì?

Các hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

Văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là gì?

Các hình thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định.

Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?

1. Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

2. Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

3. Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

4. Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

5. Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

6. Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Như vậy, bài viết trên đây với tựa đề hình thức văn bản là gì của ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về hình thức văn bản là gì và những thông tin liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc hay quan tâm đến hình thức văn bản là gì, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1014 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo