Hoá đơn giá trị gia tămg là hoá đơn không thể thiếu của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Đây là cơ sở để kế toán viên tính toán mức thuế giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Trong đó có nhiều người quan tâm tới hình thức thanh toán trong hoá đơn này như thế nào? Do đó bài viết dưới đây Công ty Luật ACC sẽ cung câp thông tin về Quy định về hình thức thanh toán trong hóa đơn GTGT? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
1. Hóa đơn GTGT là gì?
Hóa đơn giá trị gia tăng (hay được gọi phổ biến bằng cái tên“Hóa đơn đỏ”) thực chất là là một loại chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên mua, sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Loại hóa đơn này được lập theo mẫu do Bộ tài chính ban hành và hướng dẫn thực hiện, áp dụng cho các tổ chức cá nhân kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
2. Các hình thức thanh toán trong hoá đơn GTGT
Hiện nay, có 02 loại hình thức thanh toán trên hóa đơn. Cụ thể:
- Hình thức thanh toán bằng tiền mặt
- Hình thức thanh toán bằng chuyển khoản.
Có 3 cách viết hình thức thanh toán trên hóa đơn GTGT như sau:
- Nếu thanh toán bằng tiền mặt: TM
- Nếu thanh toán bằng chuyển khoản: CK
- Nếu chưa xác định được hình thức thanh toán: TM/CK
3. Hình thức thanh toán có bắt buộc thể hiện trong hoá đơn GTGT không?
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 39/2014/ TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 31/03/1014, hay các văn bản pháp luật liên quan khác như Thông tư 32/2011/TT-BTC và Thông tư 68/2019/TT-BTC, trong quy định về nội dung bắt buộc trên hóa đơn không hề có tiêu thức các hình thức thanh toán trên hóa đơn.
Vì vậy, “Hình thức thanh toán” không phải nội dung bắt buộc trên hóa đơn; trường hợp có nhận các hóa đơn đầu vào có tiêu thức “Hình thức thanh toán” để trống hoặc viết tắt thì các hóa đơn này là phù hợp để kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật thuế GTGT; thuế TNDN.
4. Cách ghi hình thức thanh toán trên hóa đơn GTGT
Khi tiến hành viết hóa đơn GTGT, cách ghi hình thức thanh toán trên hóa đơn GTGT bạn làm theo hướng dẫn dưới đây:
- Trường hợp bên mua thanh toán bằng hình thức tiền mặt thì trên mục “Hình thức thanh toán” sẽ được ghi ký hiệu là “TM".
- Trường hợp bên mua thanh toán bằng hình thức chuyển khoản thì trên mục “Hình thức thanh toán” sẽ được ghi ký hiệu là “CK".
- Trường hợp bên mua chưa xác định được hình thức thanh toán mà mình sẽ sử dụng thì trên mục “Hình thức thanh toán” sẽ được ghi ký hiệu là “TM/CK".
Lưu ý:
- Các hóa đơn có giá trị trên 20.000.000 đồng nếu muốn được khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì bắt buộc phải sử dụng hình thức thanh toán trên hóa đơn là chuyển khoản.
- Với các trường hợp hóa đơn có tiêu thức “Hình thức thanh toán” ghi là”TM/CK” thì chỉ cần các nội dung bắt buộc khác được lập đúng theo quy định thì hóa đơn vẫn đảm bảo tính hợp lệ để tiến hành kê khai thuế.
5. Trường hợp ghi sai hình thức thanh toán trên hoá đơn GTGT xử lý như thế nào?
Khi hình thức thanh toán trên hóa đơn bị ghi sai thì bộ phận kế toán có thể xử lý như sau:
Trường hợp ghi sai hình thức thanh toán trên hóa đơn nhưng chưa xé khỏi cuống thì người lập chỉ cần gạch chéo các liên rồi xuất lại hóa đơn mới là xong. Đặc biệt lưu ý là bạn buộc phải lưu giữ tại cuống để sau này thuận tiện cho việc giải trình với thuế.
Trường hợp ghi sai hình thức thanh toán trên hóa đơn và đã xé hóa đơn khỏi cuống thì xử lý như sau:
- Nếu hóa đơn viết sai đã xé và chưa giao cho khách hàng thì cần: Kẹp liên 2 đã xé vào đúng vị trí vừa xé; gạch chéo các liên của hóa đơn đã viết sai; sau đó tiến hành xuất lại hóa đơn mới. Trường hợp này phải được xử lý trong cùng ngày xuất hóa đơn sai.
- Nếu hóa đơn viết sai đã xé và đã giao cho khách hàng nhưng chưa kê khai thì cần: Hai bên bán và mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai; bên bán gạch chéo các liên và phải lưu giữ số hóa đơn đã lập sai đó; xuất lại hóa đơn mới.
- Nếu hóa đơn viết sai đã xé, đã giao cho khách hàng và đã kê khai thì cần: Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai; bên bán lập biên bản điều chỉnh sai sót là xong.
Trên đây là tất cả thông tin về Những trường hợp cần làm biên bản điều chỉnh hóa đơn? mà Công ty Luật ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!
Nội dung bài viết:
Bình luận