Hình thức tăng giảm vốn điều lệ công ty là gì? (Cập nhật 2022)

Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết tư vấn về Hình thức tăng giảm vốn điều lệ công ty là gì? (Cập nhật 2022).

1. Khái niệm hình thức tăng giảm vốn điều lệ

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, tăng giảm vốn điều lệ công ty là hình thức mà trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các công ty có nhu cầu tăng vốn điều lệ công ty để nâng cao quy mô công ty hoặc giảm vốn điều lệ công ty trong một số trường hợp nhất định.

2. Các trường hợp được tăng vốn điều lệ

Mỗi loại hình công ty sẽ có các trường hợp được tăng vốn điều lệ khác nhau. Cụ thể như sau

2.1. Các trường hợp được tăng vốn điều lệ đối với công ty TNHH

2.1.1. Các trường hợp được tăng vốn điều lệ đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên

Theo khoản 1 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty có thể tăng vốn điều lệ công ty trong trường hợp tăng vốn góp của thành viên hoặc tiếp nhận vốn góp từ thành viên mới.

2.1.2. Các trường hợp được tăng vốn điều lệ đối với công ty TNHH một thành viên

Theo khoản 1 Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.

2.2. Các trường hợp được tăng vốn điều lệ đối với công ty cổ phần

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp: chào bán cổ phần, mua lại cổ phần và trả cổ tức.

2.3. Các trường hợp được tăng vốn điều lệ đối với công ty hợp danh

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp: huy động thêm vốn góp của thành viên mới,

3. Các trường hợp được giảm vốn điều lệ

Mỗi loại hình công ty sẽ có các trường hợp được tăng vốn điều lệ khác nhau. Cụ thể như sau:

- Các trường hợp được giảm vốn điều lệ đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: 

+ Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;

+ Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020;
+ Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020.

- Các trường hợp được giảm vốn điều lệ đối với công ty TNHH một thành viên:

+ Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;

+ Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020.

- Các trường hợp được giảm vốn điều lệ đối với công ty cổ phần:

+ Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;

+ Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật này;
+ Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật này.
Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp của Luật ACC về Hình thức tăng giảm vốn điều lệ công ty là gì? (Cập nhật 2022). Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo