Hình thức pháp lý của doanh nghiệp nhà nước như thế nào?

Hình thức pháp lý của doanh nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng trong việc thành lập một doanh nghiệp. Quyết định lựa chọn hình thức pháp lý sẽ có tính chất ảnh hưởng tới cách điều hành daonh nghiệp, trách nhiệm pháp,... Khi thành lập doanh nghiệp nhà nước, cũng phải lựa chọn hình thức pháp lý phù hợp cho doanh nghiệp. Do đó cần hiểu rõ vầ các hình thức pháp lý của doanh nghiệp nhà nước. Để hiểu rõ về vấn đề Hình thức pháp lý của doanh nghiệp nhà nước như thế nào?, mời quý bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây của ACC.

D9bd9a92 1fc5 4e66 910e C6cecafd901c

1. Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Tại khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này”.

Như vậy, theo quy định, Nhà nước chỉ cần nắm giữ 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định của pháp luật trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó được coi là doanh nghiệp Nhà nước. 

Xem thêm về Doanh nghiệp nhà nước là gì?

2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp Nhà nước bao gồm những đặc điểm cơ bản sau:

  • Sở hữu vốn

Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc sở hữu phần vốn góp chi phối trên 50% dưới 100% vốn điều lệ. 

  • Hình thức tồn tại

Doanh nghiệp nhà nước có thể tồn tại dưới nhiều hình thức: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.

  • Tư cách pháp lý

Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân.

  • Chế độ chịu trách nhiệm

Chế độ trách nhiệm pháp lý trong doanh nghiệp Nhà nước là trách nhiệm hữu hạn. Thành viên chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp Nhà nước trong phạm vi phần vốn góp đã cam kết góp vào doanh nghiệp.

  • Tính linh hoạt 

Doanh nghiệp Nhà nước có quyền tự chủ và linh hoạt trong hoạt động nội bộ. Doanh nghiệp Nhà nước sẽ có những quy tắc và quy định riêng, nhưng vẫn phải tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành.

Xem thêm về Đặc điểm của Doanh nghiệp Nhà nước là gì?

3. Hình thức pháp lý của doanh nghiệp là gì?

Hình thức pháp lý của doanh nghiệp là hình thức kinh doanh mà các cá nhân, tổ chức lựa chọn, biểu hiện cho mục tiêu mà doanh nghiệp xây dựng. Về bản chất, hình thức pháp lý của doanh nghiệp chính là loại hình doanh nghiệp.

Hiện nay có hình thức pháp lý của doanh nghiệp sau: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

4. Hình thức pháp lý của doanh nghiệp nhà nước là gì?

Xét về hình thức pháp lý, doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:

  • Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ: 

- Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, và là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, hoặc công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, hoặc công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con

- Công ty TNHH một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

  • Doanh nghiệp có thành viên là Nhà nước và Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con.

- Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Bên cạnh đó, tại Điều 89 Luật doanh nghiệp 2020 cũng quy định cụ thể về các hình thức pháp lý của doanh nghiệp nhà nước như sau: 

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 được tổ chức, quản lý dưới hình thức công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 được tổ chức và quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. 

Qua đó có thể thấy, doanh nghiệp nhà nước được tổ chức, quản lý dưới 3 hình thức pháp lý sau:

  • Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ của công ty.
  • Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong đó vốn điều lệ thuộc sở hữu của Nhà nước chiếm trên 50% và dưới 100%.
  • Công ty cổ phần mà Nhà nước nắm giữ trên 50% và dưới 100% vốn điều lệ của công ty.

Pháp luật doanh nghiệp không cho phép doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới hình thức công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân để ngăn ngừa rủi ro thất thoát vốn nhà nước, bởi hai hình thức pháp lý này có chế độ trách nhiệm vô hạn về tài sản. Song, cần lưu ý rằng doanh nghiệp nhà nước không phải là một hình thức pháp lý của doanh nghiệp (các hình thức pháp lý doanh nghiệp hiện nay gồm doanh nghiệp tư nhân và ba loại hình công ty: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh).

Tóm lại, Doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới ba hình thức pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên và công ty cổ phần.

Trên đây là những chia sẽ của chúng tôi về vấn đề Hình thức pháp lý của doanh nghiệp nhà nước như thế nào?. Nếu Quý đọc giả có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm và đội ngũ tác giả của chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc. Trân trọng!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo