Nhận diện hình thức lừa đảo qua Western Union

Những năm gần đây, việc mua bán hàng qua mạng Internet và thanh toán trực tuyến đã ngày một trở nên quen thuộc với nhiều người dân. Đặc biệt sau khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, xu hướng giao dịch, thanh toán qua mạng càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên lợi dụng sự cả tin, thiếu kỹ năng của một bộ phận thương gia và khách hàng, đã xuất hiện nhiều đối tượng chuyên nhắm vào các giao dịch trực tuyến để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của bị hại. Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết Nhận diện hình thức lừa đảo qua Western Union.

1. Western Union là gì?

Western Union là dịch vụ chuyển tiền quốc tế. Hiện Western Union đã có chi nhánh ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, với hệ thống đại lý, địa điểm giao dịch rộng lớn, trao đổi ngoại tệ dễ dàng, tích hợp internet banking với nhiều ngân hàng lớn ở Việt Nam.

Lợi ích của Western Union:

  • Mạng lưới giao dịch rộng khắp trên thế giới
  • Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, không cần tài khoản ngân hàng
  • Thời gian giao dịch nhanh. Trung bình 5 phút tiền sẽ đến tay người nhận
  • Bảo mật cao
  • Đa dạng đơn vị tiền tệ, có thể chọn giữa VNĐ hay các nước khác.

Thumb 660 Ff3b9067 Aa64 4f11 A21c 9da4ff9e80d2

2. Hình thức lừa đảo qua Western Union

Thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng là đóng giả là người Việt Nam tại nước ngoài mua hàng online với số lượng hàng hóa lớn, giá trị tài sản cao từ những người kinh doanh trong nước; đồng thời gợi ý chuyển tiền trả trước cho người bán hàng online thông qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union.

Để tạo dựng niềm tin, các đối tượng sẽ giả lập một hóa đơn, chứng từ tiếp nhận tiền của dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union; chụp ảnh hóa đơn, chứng từ này rồi gửi tin nhắn hình ảnh cho bị hại, khiến bị hại tưởng rằng phía bên mua hàng đã thực hiện lệnh chuyển tiền.

Thông qua điện thoại di động hoặc các nền tảng mạng xã hội như Zalo, Facebook, các đối tượng sẽ gửi một tin nhắn đường link giả mạo website của dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union; dẫn dắt các bị hại tiến hành các bước đăng nhập vào đường link này để rút số tiền mà các bị hại tin rằng các đối tượng đã trả để thanh toán mua hàng.

Khi các bị hại nhấp vào đường link trong tin nhắn, họ sẽ được chuyển đến một trang web giả mạo có hiển thị giống như website chính thức của Western Union. Các bị hại sẽ phải khai báo các thông tin như tên, tuổi, địa chỉ, mã số thẻ ngân hàng... trên website giả mạo để làm thủ tục rút tiền.

Sau khi có được thông tin tài khoản, các đối tượng lừa đảo sẽ thực hiện giao dịch chuyển tiền từ tài khoản của bị hại vào tài khoản của mình.

Tuy nhiên, để hoàn tất việc rút tiền từ tài khoản của bị hại, các đối tượng sẽ phải có mã OTP để đánh cắp tiền, do vậy chúng sẽ giả mạo tin nhắn của Western Union với nội dung: "Quý khách đang thực hiện giao dịch nạp tiền điện tử trên hệ thống Ibanking với số tiền nhận là xxx triệu đồng. Mã OTP sẽ được xác nhận để hoàn tất giao dịch".

Đồng thời, trên trang web giả mạo cũng hiện lên dòng chữ "Thủ tục nhận tiền: Quý khách vui lòng xác thực mã OTP cá nhân để nhận tiền".

Cùng lúc đó, do các đối tượng đang thực hiện thao tác rút tiền trong tài khoản của bị hại nên các ngân hàng trong nước sẽ gửi mã OTP vào điện thoại của bị hại. Khi bị hại điền mã OTP này để hoàn tất thủ tục nhận tiền trên website giả mạo, đồng nghĩa với việc giao dịch chuyển tiền, chiếm đoạt tài sản của các đối tượng phạm tội đã trót lọt.

3. Biện pháp phòng tránh bị lừa đảo qua Western Union

- Người bán hàng online, đặc biệt là các cá nhân kinh doanh chưa từng giao dịch qua hệ thống chuyển tiền quốc tế, cần cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo này của các đối tượng; cần thận trọng, xác minh kỹ thông tin khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền; chỉ thực hiện giao dịch trên các website chính thức, công khai của các tổ chức tài chính, ngân hàng.

- Không nhập username, password, mã PIN, OTP vào bất kỳ website, ứng dụng nào khác ngoài các cổng dịch chính thức của ngân hàng;

- Không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu đăng nhập internet banking, mobile banking, mã OTP cho người khác, kể cả nhân viên ngân hàng;

- Không nạp tiền/chuyển tiền theo yêu cầu của người lạ hoặc khi có dấu hiệu nghi vấn;

- Không chọn mã PIN gắn liền với các thông tin cá nhân như số di động, ngày sinh... cũng như tiết lộ mã PIN cho người khác;

- Không cung cấp thông tin thẻ (số thẻ, ngày hiệu lực, mã số PIN, địa chỉ, họ tên chủ thẻ...) khi nhận được email/điện thoại yêu cầu cung cấp/xác nhận thông tin hoặc các cuộc gọi nghi ngờ khác.

- Khi phát hiện hành vi lừa đảo tương tự, người dân cần thông báo ngay đến cơ quan công an nơi gần nhất để được hướng dẫn giải quyết; hoặc tra cứu địa chỉ tố giác tội phạm trên chuyên mục "Hướng dẫn tố giác tội phạm" của Cổng thông tin điện tử Bộ Công an (địa chỉ http://bocongan.gov.vn hoặc http://mps.gov.vn).

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Nhận diện hình thức lừa đảo qua Western Union do Luật ACC cung cấp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo