Khi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết thì ta thường có hai quan điểm về hình thức. Chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được ký kết bằng văn bản, lời nói hoặc bằng một hành vi cụ thể. Các nước áp dụng quan điểm này đa số là các nước phát triển mạnh về thương mại như Anh, Mỹ,...Còn hình thức khác chính là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết và lập thành văn bản. Đây chính là quan điểm của một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bài viết dưới đây, hãy cùng Luật ACC tìm hiểu kỹ hơn về từng loại hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1. Hợp đồng mua bán quốc tế là gì?
2. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Theo Luật Thương mại của Việt Nam quy định: “Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị pháp lý tương đương”.
Về nguyên tắc thì quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của mỗi quốc gia phải phù hợp với pháp luật về hợp đồng của nước đó. Tùy theo phương diện pháp lý khác nhau mà các hệ thống pháp luật trên thế giới đều có những quy định khác nhau về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Mỗi hình thức của hợp đồng mua bán đều là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực pháp lý. Tại Việt Nam thì hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực.
Hình thức của hợp đồng chính là sự biểu hiện ra bên ngoài những nội dung của hợp đồng. Bao gồm tổng hợp các hình thức, thủ tục, phương tiện để thể hiện và công bố ý chí của các bên, ghi nhận nội dung hợp đồng và là biểu hiện cho sự tồn tại của hợp đồng.
3. Quan điểm về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ được công nhận có hiệu lực nếu nó được thể hiện dưới một hình thức nhất định, phù hợp với quy định của pháp luật áp dụng. Đây là điều kiện bắt buộc nhằm chứng minh sự tồn tại của hợp đồng. Hình thức của hợp đồng được thừa nhận và quy định trong pháp luật của hầu hết các quốc gia. Có hai quan điểm về hình thức của hợp đồng:
- Quan điểm thứ nhất: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được ký kết bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi hoặc các hình thức gián tiếp như đơn thư chào hàng, đặt hàng, fax, thư điện tử (giao dịch điện tử)… do các bên tự do thỏa thuận. Các nước theo quan điểm này hầu hết là các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, như Anh, Pháp, Mỹ… Công ước Viên 1980 của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã xây dựng các quy phạm thực chất thống nhất, về điều kiện này Công ước cho phép các bên có thể xác lập hợp đồng với mọi hình thức, kể cả thông qua người làm chứng.
- Quan điểm thứ hai: Một số nước lại đưa ra các yêu cầu bắt buộc về hình thức đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mới được công nhận hiệu lực pháp lý. Ví dụ, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được ký kết dưới hình thức văn bản, phải được phê chuẩn, hoặc có công chứng… mới có hiệu lực. Đây là quan điểm của một số nước đang phát triển, như Việt Nam. Nếu hợp đồng bắt buộc phải được ký bằng văn bản thì mọi sự thay đổi, bổ sung của nó cũng phải được lập thành văn bản.
4. Quy định của pháp luật các nước và các điều ước quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể được điều chỉnh bởi điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia hoặc tập quán thương mại quốc tế. Để xác định pháp luật áp dụng đối với hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì pháp luật của các quốc gia chủ yếu áp dụng nguyên tắc “Hình thức hợp đồng phải phù hợp với luật nơi giao kết hợp đồng đó” (locus regit actum).
5. Quy định của pháp luật Việt Nam
Bài viết trên đây là những thông tin mà Luật ACC đã chia sẻ với quý độc giả để cùng tham khảo và góp ý kiến cũng như nắm rõ được hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Nếu có ý kiến hay vướng mắc hãy phản hồi trực tiếp qua bài viết này hoặc liên hệ với chúng tôi.
Hotline: 19003330
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận