Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật mang ý nghĩa quan trọng bởi các quy định, điều luật đều được ghi nhận và thực thi bởi các cơ quan có thẩm quyền, việc sử dụng cũng như thi hành pháp luật đều phải dựa trên cơ sở pháp lý là các văn bản pháp luật. Việc ban hành pháp luật là nhằm đảm bảo các hiệu quả đối với trật tự, ổn định chung của đất nước. Như vậy, ban hành văn hành văn bản pháp luật là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Xung đột Pháp Luật Trong Thương Mại Quốc Tế
Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật

1. Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình - thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

(Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

2. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

- Quốc hội: ban hành Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Nghị quyết.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội: ban hành pháp lệnh, nghị quyết.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: ban hành nghị quyết liên tịch.

- Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Chủ tịch nước: ban hành Lệnh, quyết định.

- Chính phủ: ban hành Nghị định.

- Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: ban hành nghị quyết liên tịch.

- Thủ tướng Chính phủ: ban hành quyết định.

- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: ban hành nghị quyết.

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: ban hành thông tư.

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: ban hành thông tư.

- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: ban hành thông tư.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: ban hành thông tư.

- Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;

(Không ban hành Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ)

- Tổng Kiểm toán nhà nước: ban hành quyết định;

- Hội đồng nhân dân các cấp: ban hành nghị quyết;

- Ủy ban nhân dân các cấp: ban hành quyết định.

- Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

3. Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật

Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (được sửa đổi 2020) như sau:

- Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt.

Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.

- Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định cụ thể nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung, không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác.

- Tùy theo nội dung, văn bản quy phạm pháp luật có thể được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm; các phần, chương, mục, tiểu mục, điều trong văn bản quy phạm pháp luật phải có tên. Không quy định chương riêng về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong văn bản quy phạm pháp luật nếu không có nội dung mới.

- Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chính phủ quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, người có thẩm quyền khác được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

4. Cách thức trình bày hình thức văn bản pháp luật

  • Quốc hiệu: bao gồm tên nước, chế độ chính trị và mục tiêu lý tưởng của Nhà nước. Quốc hiệu được trình bày ở phía trên cùng, bên phải của vùng trình bày trang đầu tiên của văn bản, gồm hai dòng: Dòng thứ nhất gồm tên nước, chế độ chính trị của Nhà nước “CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm, cỡ chữ 12 hoặc 13; dòng thứ hai gồm các cụm từ chỉ mục tiêu lý tưởng của Nhà nước “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” (Tiêu ngữ), được trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng, đậm, cỡ chữ 13 hoặc 14, viết hoa chữ cái đầu tiên của các cụm từ và giữa các cụm từ có gạch nối. Phía dưới Quốc hiệu có đường kẻ ngang, nét liền (sử dụng lệnh Draw), có độ dài bằng độ dài của dòng chữ thứ hai ( Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP gọi phân này là Quôc hiệu và Tiêu ngữ).

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  • Tên cơ quan ban hành văn bản pháp luật: là tên gọi chính thức của cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản.
  • Số, ký hiệu văn bản pháp luật: giúp cho việc theo dõi, quản lý và tra cứu văn bản được thuận tiện và khoa học. Phần này được trình bày ngay dưới tên cơ quan ban hành văn bản và gồm các bộ phận: số văn bản, năm ban hành (đối với văn bản quy phạm pháp luật) và kí hiệu của văn bản; giữa các bộ phận này được ngăn cách với nhau bằng một dấu gạch chéo (/).
  • Địa danh, thời gian ban hành văn bản pháp luật.
  • Tên và trích yếu nội dung của văn bản pháp luật
  • Phần ký văn bản pháp luật
  •  Dấu trong văn bản pháp luật
  • Nơi nhận

Trên đây là nội dung Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo