Có thể thấy rằng, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Trong đó, danh dự và nhân phẩm có thể nói là thứ mà con người quan tâm nhất vì đó là những yếu tố để người khác nhìn nhận về mình. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào danh dự, nhân phẩm của một người được người khác trân trọng. Trong cuộc sống, vì nhiều lý do, mà có những người nhẫn tâm chà đạp, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, làm nhục người khác. Như vậy, liệu rằng hành vi này có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không? Bài viết sau sẽ phân tích và làm rõ các nội dung liên quan đến tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác và các hình phạt tương ứng đối với loại tội phạm này.
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa có khái niệm cụ thể thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Tuy nhiên có thể hiểu xúc phạm danh dự nhân phẩm là dùng những lời lẽ thô bỉ, tục tĩu hoặc có hành vi xâm phạm, nhục mạ người khác nhằm hạ uy tín gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho người khác. Tuỳ theo tính chất, mức độ của từng vụ việc có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác được thể hiện dưới tội danh làm nhục người khác. Ví dụ về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, hoặc có hành vi như lột quần áo giữa đám đông nhằm thỏa mãn mục đích của người phạm tội.
Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, tội làm nhục người khác hay xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Nói cách khác, nếu không có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại hoặc người đại diện của bị hại, thì người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác sẽ không bị khởi tố vụ án hình sự với tội danh làm nhục người khác.
2. Các hình phạt tương ứng với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác
Như đã phân tích ở trên, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác mang tính chất nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, các hình phạt tương ứng với hành vi này được quy định như sau:
2.1. Hình phạt chính
Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Người phạm tội làm nhục người khác bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm nếu phạm tội rơi vào một trong các trường hợp sau:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Phạm tội đối với 02 người trở lên;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
- Phạm tội đối với người đang thi hành công vụ;
- Phạm tội với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Người phạm tội làm nhục người khác bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm nếu phạm tội rơi vào một trong các trường hợp sau:
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Làm nạn nhân tự sát.
Như vậy, tùy theo mức độ nghiêm trọng và tính chất của vụ việc, cũng như tổn thất của bị hại mà hình phạt đối với người phạm tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác cũng được quy định khác nhau.
2.2. Hình phạt bổ sung
Người phạm tội làm nhục người khác còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Câu hỏi thường gặp
3.1. Bên cạnh chế tài hình sự, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác còn có thể bị xử lý với các loại chế tài khác hay không?
Theo quy định pháp luật, bên cạnh chế tài hình sự, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử lý theo chế tài hành chính và chế tài dân sự.
3.2. Ai có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đối với tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác?
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự có thể là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Tuy nhiên, tội làm nhục người khác hay xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Chỉ khi có yêu cầu khởi tố từ phía bị hại thì cơ quan có thẩm quyền mới tiếp nhận và khởi tố vụ án hình sự với tội danh này.
Xem thêm "Tư vấn khởi kiện xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác"
3.3. Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân trên mạng xã hội thì bị xử lý như thế nào?
Tùy theo tính chất, mức độ hậu quả của hành vi, cá nhân có hành vi xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân trên mạng xã hội có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 7 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thể chịu trách nhiệm hình sự lên đến 7 năm tù theo Điều 331 Bộ luật hình sự 2015.
Trên đây là một số ví dụ về các yếu tố cấu thành tội không tố giác tội phạm. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp thêm cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích về vấn đề này. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với công ty Luật ACC để được tư vấn một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận