Hình phạt đối với tội xúc phạm lãnh tụ, tội xúc phạm lãnh đạo

Mọi công dân đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Và danh dự, nhân phẩm của những bị lãnh tụ, lãnh đạo, danh nhân,... lại càng được trân trọng và bảo vệ. Nhưng trên thực tế, vẫn có nhiều người lợi dụng quyền tự do ngôn luận để bình phẩm, có lời nói và hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, cụ thể là các vị lãnh tụ, lãnh đạo. Như vậy, liệu rằng hành vi này có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không? Hình phạt đối với tội xúc phạm lãnh tụ, tội xúc phạm lãnh đạo là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây.

Hình phạt đối với tội xúc phạm lãnh tụ, tội xúc phạm lãnh đạo
Hình phạt đối với tội xúc phạm lãnh tụ, tội xúc phạm lãnh đạo

1. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;

- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi, bổ sung 2020;

- Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP.

2. Tội xúc phạm lãnh tụ, tội xúc phạm lãnh đạo là gì?

Xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo là hành vi dùng lời nói hoặc hành động xâm phạm đến uy tín, danh dự, lợi ích của lãnh tụ, lãnh đạo. Xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo gồm nhiều hành vi như: Lời nói (dùng những lời lẽ thô tục, chửi bới, miệt thị lãnh tụ đất nước), hành động (tung tin đồn thất thiệt, thông tin sai sự thật về lãnh tụ lên mạng xã hội, đóng giả lãnh tụ để làm những hành động sai trái, không hợp thuần phong mỹ tục...)

3. Hình phạt đối với tội xúc phạm lãnh tụ, tội xúc phạm lãnh đạo

3.1. Xử phạt vi phạm hành chính với hành vi xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo

Tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi, cá nhân có hành vi xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 7 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng.

3.2. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo

Nếu hành vi xúc phạm lãnh tụ, lãnh đạo có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, người xúc phạm lãnh đạo có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân theo quy định tại Điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với mức phạt tù cao nhất có thể lên đến 7 năm tù, cụ thể như sau:

- Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Như vậy người nào phạm tội này mà gây hậu quả ít nghiêm trọng thì phải chịu hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Còn nếu người phạm tội mà gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

4. Câu hỏi thường gặp

4.1. Cho ví dụ về tội làm nhục người khác theo quy định pháp luật?

Ví dụ về tội làm nhục người khác: có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm như nói xấu, bêu rếu, lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, hoặc có hành vi như lột quần áo giữa đám đông, đưa thông tin sai sự thật,... nhằm thỏa mãn mục đích của người phạm tội.

Xem thêm "Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác và các hình phạt tương ứng".

4.2. Ai có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đối với tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác?

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự có thể là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Tuy nhiên, tội làm nhục người khác hay xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Chỉ khi có yêu cầu khởi tố từ phía bị hại thì cơ quan có thẩm quyền mới tiếp nhận và khởi tố vụ án hình sự với tội danh này.

4.3. Nhắn tin xúc phạm người khác có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Hành vi nhắn tin xúc phạm người khác cũng được coi như là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Nếu cấu thành tội làm nhục người khác thì có thể chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành.

Trên đây là các nội dung có liên quan đến Hình phạt đối với tội xúc phạm lãnh tụ, tội xúc phạm lãnh đạo. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp thêm cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích về vấn đề này. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với công ty Luật ACC để được tư vấn một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo