Kinh doanh là một hoạt động được thực hiện trong tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Vì thế, vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm nhất chính là vấn đề hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp sự vận hành hiệu quả để tồn tại và phát triển.
Hiệu quả kinh doanh
1. Hiệu quả kinh doanh là gì?
Hiệu quả kinh doanh (Business Efficiency) là một phạm trù có khả năng phản ánh được cách mà doanh nghiệp đang sử dụng nguồn nhân lực. Để từ đó đạt được hiệu quả cao nhất các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh được xác định.
Cụ thể, doanh nghiệp có thể so sánh sự chênh lệch giữa kết quả đầu ra và kết quả đầu vào, giữa chi phí đầu tư và doanh thu nhận được. Chỉ các doanh nghiệp kinh doanh mới cần đánh giá chỉ số này bởi mục tiêu mà họ hướng đến chính là tối đa hoá lợi nhuận.
Tham khảo Sản xuất kinh doanh là gì? (cập nhật 2022) - Luật ACC
2. Phân tích hiệu quả kinh doanh
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những biện pháp cực kỳ quan trọng của các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao một cách bền vững. Do vậy việc phân tích hiệu quả kinh doanh là một nội dung cơ bản của phân tích tài chính nhằm góp phần cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển không ngừng.
Tham khảo Mặt tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trường là gì?
Phạm trù HQKD thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của DN.
Về mặt so sánh tuyệt đối thì HQKD là:
H = K - C
Trong đó:
H: HQKD
K: kết quả đạt được
C: chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào
Còn về so sánh tương đối thì:
H = K/C
Do đó, để tính được HQKD của DN, phải tính kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.
Trong kinh doanh, hiệu quả liên quan đến việc sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ bằng cách sử dụng số lượng hoặc tài nguyên nhỏ nhất, như vốn, lực lượng lao động, tiêu thụ năng lượng,...
Các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả có thể tạo ra các sản phẩm, cung cấp dịch vụ và hoàn thành các mục tiêu chung của họ với nỗ lực tối thiểu chi phí.
Tiếp đó, sản lượng cuối cùng của một doanh nghiệp là tạo ra doanh thu, nên hiệu quả kinh doanh đề cập đến số tiền (doanh thu hoặc lợi nhuận) mà doanh nghiệp có thể tạo ra với một nguồn lực đầu vào nhất định.
Vì tài nguyên là hữu hạn và tốn kém, mục tiêu cuối cùng của chủ doanh nghiệp là xây dựng công ty hiệu quả và tạo doanh thu tối đa từ những đầu vào mà họ có.
Để đạt được điều đó, doanh nghiệp phải phân bổ nhiều nguồn lực hơn cho nghiên cứu và phát triển, tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, chi nhiều hơn cho tiếp thị và bán hàng hoặc tăng tỉ suất lợi nhuận.
Mặt khác, một doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả sẽ sử dụng tài nguyên một cách lãng phí, do đó hạn chế khả năng phát triển và có nguy cơ bị đánh bại bởi các đối thủ cạnh tranh hiệu quả hơn.
Vì doanh nghiệp là một hệ thống rất phức tạp, việc tăng hiệu quả của nó phụ thuộc vào cả việc tăng hiệu quả của các mô hình con khác nhau (ví dụ: marketing, dịch vụ chăm sóc khách hàng,...) và sự tương tác giữa chúng (ví dụ: kết hợp giữa marketing và bán hàng).
3. Ý nghĩa của phân tích hiệu quả kinh doanh
Thông tin từ các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh cung cấp cho mọi đối tượng quan tâm để có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định hữu ích cho các đối tượng khác nhau. Các đối tượng đó bao gồm:
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp (giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị và trưởng các bộ phận): Thu nhận các thông tin từ việc phân tích để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn, chi phí, từ đó phát huy những mặt tích cực và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất để khai thác tiềm năng sử dụng của từng yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
Đối với các nhà đầu tư (cổ đông, các công ty liên doanh): Thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, lợi nhuận, cổ tức… để tiếp thêm sức mạnh đưa ra các quyết định đầu tư thêm, hay rút vốn nhằm thu lợi nhuận cao nhất và đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư.
Đối với các đối tượng cho vay (ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính): Thông qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh để có cơ sở khoa học đưa ra các quyết định cho vay ngắn hạn, dài hạn, nhiều hay ít vốn nhằm thu hồi được vốn và lãi, đảm bảo an toàn cho các công ty cho vay.
Với các cơ quan chức năng của Nhà nước (cơ quan thuế, kiểm toán nhà nước, cơ quan thống kê): Thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn ngân sách để kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước, thực hiện luật kinh doanh, các chế độ tài chính có đúng không, đánh giá tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp... Thông qua phân tích để kiến nghị với các cơ quan chức năng góp phần hoàn thiện chế độ tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển.
Thông tin phân tích hiệu quả kinh doanh còn cung cấp cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp nắm được thực chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai, từ đó họ có thể an tâm công tác và dốc sức tâm huyết với nghề nghiệp.
Tham khảo Tài chính doanh nghiệp là gì? - Luật ACC
4. Câu hỏi thường gặp
So sánh hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài trong phân tích hiệu quả kinh doanh?
Xét về tính lâu dài thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của DN là lợi nhuận và các chỉ tiêu về doanh lợi. Xét về tính hiệu quả trước mắt (hiện tại) thì nó phụ thuộc vào các mục tiêu hiện tại mà DN đang theo đuổi.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời trong phân tích hiệu quả kinh doanh?
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận/Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
- Tỷ suất lợi nhuận của tài sản = Lợi nhuận/Tổng tài sản
Phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả kinh doanh?
Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định.
Các mục tiêu xã hội thường là: giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong phạm vi toàn xã hội phạm vi từng khu vực, nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường…
Còn hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế xã hội trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trên phạm vi từng vùng, từng khu vực.
Tóm lại, thông tin phân tích hiệu quả kinh doanh rất hữu ích với nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh có lợi. Vì thế, để cải thiện hiệu quả kinh doanh, đây là một quá trình dài hạn và cần có kế hoạch chi tiết. Các chủ doanh nghiệp nên tìm hiểu và theo dõi cách phân tích hiệu quả kinh doanh. Bằng cách cải thiện doanh nghiệp mỗi ngày, cuối cùng, doanh nghiệp sẽ tạo ra doanh thu mà chỉ cần một lượng tài nguyên nhỏ nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận